NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Tại sao sau khi mài răng bị ê buốt, đau nhức? | Cách khắc phục

Tại sao sau khi mài răng bị ê buốt, đau nhức?

Mài răng là một kỹ thuật hỗ trợ giúp các phương pháp niềng răng và làm răng sứ thẩm mỹ đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên, có trường sau mài răng bị ê buốt, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân khiến mài răng bị ê buốt, đau nhức và những lưu ý giúp đảm bảo an toàn sau mài răng nhé!

Tại sao sau khi mài răng bị ê buốt, đau nhức?

Tại sao sau khi mài răng bị ê buốt, đau nhức?

1. Trường hợp nào thì cần sử dụng kỹ thuật mài cùi răng?

1.1 Mài răng để làm răng sứ

Hầu hết các trường hợp làm răng sứ đều cần thực hiện kỹ thuật mài cùi răng để gắn mão răng sứ bên trên, duy chỉ có một số trường hợp răng thưa và thực hiện dán sứ thì không cần mài cùi răng. Các đối tượng có thể bọc răng sứ thẩm mỹ để phục hình bao gồm:

  • Răng bị nhiễm màu nặng và phương pháp tẩy trắng không còn hiệu quả.
  • Răng bị gãy vỡ, sứt mẻ do va đập hoặc do các bệnh lý răng miệng.
  • Bị mất một hoặc nhiều răng thì cần làm cầu răng sứ để thay thế.
  • Răng bị sâu, viêm tủy, chết tủy khiến răng yếu và dễ bị giòn vỡ nên cần bọc răng sứ để bảo tồn răng thật.
  • Răng bị lệch lạc, thưa, móm ở mức độ nhẹ cần cải thiện tính thẩm mỹ.
Bọc răng sứ cần mài cùi răng để làm trụ răng

Bọc răng sứ cần mài cùi răng để làm trụ răng

1.2 Mài răng để niềng răng

Mài răng để niềng nhằm mục đích tạo thêm không gian cho răng dịch chuyển. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào niềng răng cũng cần sử dụng kỹ thuật này mà chỉ nên áp dụng với các đối tượng sau:

  • Răng cửa có hình tam giác khi thực hiện mài sẽ giúp răng có hình dáng chuẩn hơn. Đồng thời ngăn ngừa được tình trạng hở kẽ chân răng sau niềng, hạn chế được các bệnh lý răng miệng giúp răng khỏe mạnh lâu dài hơn.
  • Nếu các răng mọc lệch lạc nhưng ở mức độ nhẹ thì việc mài răng sẽ giúp tạo khoảng trống trên cung hàm. Khi áp dụng kỹ thuật này thì bạn sẽ không phải nhổ răng để niềng răng nữa.
  • Trong trường hợp răng bị hô nhẹ, mặt răng hơi chìa ra phía trước thì cần thực hiện mài răng khi niềng để răng thu gọn vào bên trong.
  • Mài răng khi niềng cũng được áp dụng cho tình trạng các răng có kích thước không đều nhau, chiếc lớn chiếc nhỏ. Lúc này mài răng sẽ giúp những chiếc răng to trở nên cân đối hơn. Đồng thời việc này cũng giúp tạo khoảng trống để các răng dịch chuyển dễ dàng hơn.
Mài răng khi niềng để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển dễ dàng

Mài răng khi niềng để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển dễ dàng

2. Nguyên nhân khiến mài răng bị ê buốt, đau nhức

Kỹ thuật mài cùi răng cần tác động đến một lớp men răng ở bên ngoài, do đó nếu không thật sự cần thiết thì bác sĩ sẽ không chỉ định mài cùi răng. Nếu cần mài cùi răng để niềng hoặc bọc răng sứ thì bác sĩ sẽ tính toán một tỷ lệ tối ưu nhất, đảm bảo không xâm lấn quá nhiều đến men răng và cấu trúc của răng.

Mặc dù vẫn bảo tồn được các tổ chức của răng nhưng tình trạng mài cùi răng bị ê buốt, đau nhức vẫn có thể xảy do một số nguyên nhân sau đây:

Do răng nhạy cảm:

Đối với những người có men răng yếu thì khi tác động lực từ bên ngoài sẽ dễ gây cảm giác đau nhức hơn bình thường. Đặc biệt là tác động mài răng bởi chúng cần bào mòn đi một lớp men răng mỏng.

Tình trạng mài cùi răng bị ê buốt sẽ rõ ràng nhất khi bạn sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống quá lạnh như kem, nướu đá hoặc các loại thức ăn quá chua và cay. Do đó, bạn nên hạn chế các loại đồ ăn này để không bị ê buốt nhiều sau mài răng nhé!

Bác sĩ tay nghề kém:

Khi thực hiện mài cùi răng với một bác sĩ tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm thì việc tính toán sai tỷ lệ mài cùi răng có thể xảy ra. Thậm chí khi tiến hành kỹ thuật mài cùi răng cũng có thể xuất hiện những sai lệch làm xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc của răng gây ra tình trạng mài cùi răng bị ê buốt, thậm chí còn gây ra viêm tủy, hỏng răng.

Trang thiết bị lỗi thời:

Việc thực hiện mài răng bằng các thiết bị kém chất lượng sẽ làm tăng độ ma sát giữa mũi khoan và mô răng làm tác động xấu đến tủy răng dẫn đến hiện tượng mài răng bị ê buốt, đau nhức.

Xem thêm: Bọc răng sứ được bao lâu?

Mài răng quá nhiều làm xâm lấn đến cấu trúc của răng khiến mài răng bị ê buốt

Mài răng quá nhiều làm xâm lấn đến cấu trúc của răng khiến mài răng bị ê buốt

3. Lưu ý giúp mài răng khi bọc răng sứ, khi niềng răng được an toàn

  • Chỉ thực hiện mài cùi răng trong những trường hợp cần thiết, có sự kiểm tra và chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
  • Trường hợp mài răng bọc sứ chỉ tiến hành ở độ tuổi phù hợp, độ tuổi bọc răng sứ an toàn là trên 18 tuổi. 
  • Lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện mài răng. Khi bạn thực hiện mài răng ở nha khoa có bác sĩ giỏi chuyên môn sẽ ngăn ngừa được biến chứng mài cùi răng bị ê buốt. Bác sĩ sẽ áp dụng các trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán chính xác tình trạng răng của bạn có phải mài cùi răng hay không. Nếu cần thiết thì bác sĩ sẽ thực hiện mài răng một cách chuẩn xác với tỷ lệ thích hợp nhất.
  • Răng sau khi mài đã bị tác động một phần đến lớp men răng nên lúc này răng sẽ yếu hơn bình thường. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu canxi trong thực đơn ăn uống hàng ngày để giúp răng chắc khỏe hơn. Đồng thời vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và phá hỏng răng của bạn.
Các sản phẩm từ sữa giàu canxi rất tốt cho sức khỏe răng miệng

Các sản phẩm từ sữa giàu canxi rất tốt cho sức khỏe răng miệng

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ đến bạn đọc những nguyên nhân khiến mài răng bị ê buốt cũng như các lưu ý giúp bạn thực hiện mài răng một cách an toàn và hiệu quả nhất. Để được tư vấn thêm về các dịch vụ niềng răng hoặc bọc răng sứ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.

NHA KHOA TRẺ

  • Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
  • Hotline: 0901.334.334
  • Fanpage: nhakhoatrehanoi
Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website