NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

[Cảnh giác] Tác hại của thuốc lá đối với răng miệng

[Cảnh giác] Tác hại của thuốc lá đối với răng miệng

Ngay từ bao bì của các loại thuốc lá hiện nay cũng đã có dòng cảnh báo “hút thuốc có thể gây ung thư phổi”. Điều này chính là khẳng định quan trọng mức độ nguy hại của thuốc lá đối với con người. Bên cạnh đó, tác hại của thuốc lá đối với răng miệng cũng rất đáng lo ngại, nó sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe răng và nướu.

[Cảnh giác] Tác hại của thuốc lá đối với răng miệng

[Cảnh giác] Tác hại của thuốc lá đối với răng miệng

1. Các thành phần gây hại có trong thuốc lá

Trước khi tìm hiểu những tác hại của thuốc lá đối với răng miệng, hãy cùng chúng tôi điểm qua các thành phần gây hại có trong thuốc lá.

Theo thống kê của tổng hội Y Khoa Hoa kỳ, trong khói thuốc lá có tới 7000 hóa chất, đặc biệt có 69 chất gây ung thư. Các chất độc điển hình trong thuốc lá bao gồm:

  • Nicotine
  • Hắc ín (Tar)
  • Carbon monoxide (khí CO)
  • Benzene
  • Nitrosamines
  • Ammonia
  • Formaldehyde
  • Hydrogen cyanide

Với hàng ngàn các chất độc hại thì con người sẽ phải đối mặt với nhiều mối nguy cơ như ung thư phổi, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, đột quỵ,… Trong đó, các thành phần như Nicotine, Carbon Monoxide và Acid cyanhydric là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều tác hại cho răng miệng.

Nếu hút thuốc lá điện tử có vẻ sẽ ít gây hại hơn so với thuốc lá thông thường. Tuy nhiên, đối với sức khỏe răng miệng thì vẫn bị tổn hại nghiêm trọng bởi nó có thể chứa các thành phần độc hại. Kể cả có dán nhãn “không chứa nicotine” thì thuốc lá điện tử vẫn có thể tồn tại các chất hóa học Nicotin, kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), hóa chất gây ung thư.

Thuốc lá điện tử cũng có chứa thành phần độc hại

Thuốc lá điện tử cũng có chứa thành phần độc hại

2. Tác hại của thuốc lá đối với răng miệng

Những người hút thuốc lá có nguy cơ gặp phải các bệnh lý răng miệng cao hơn người bình thường. Răng và nướu hầu hết bị tổn thương, thậm chí là có dấu hiệu ung thư miệng. Do đó cần đặc biệt cảnh giác với tác hại của thuốc lá đối với răng miệng để hạn chế can thiệp các biện pháp nha khoa.

2.1 Hút thuốc gây bệnh viêm nướu, viêm nha chu

Viêm nướu răng hay viêm nha chu xảy ra do vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn bám lâu ngày trên kẽ răng. Hay chính là cao vôi răng bám chặt ở chân răng và gây kích thích nướu quanh răng.

Đặc biệt nghiêm trọng hơn ở người hút thuốc lá, và sẽ dẫn đến các nguy cơ viêm lợi, đau nhức, thậm chí phá hủy tổ chức nâng đỡ răng làm răng lung lay và gãy rụng.

 Người hút thuốc lá có nguy cơ cao viêm nha chu

Người hút thuốc lá có nguy cơ cao viêm nha chu

2.2 Tổn thương niêm mạc miệng

Nicotin trong thuốc lá dẫn đến sự thay đổi ở niêm mạc vòng miệng cứng. Khi đó sẽ hình thành các u nhỏ màu trắng, có chấm đỏ bên trên.

Nếu bạn bỏ thói quen hút thuốc lá thì những tổn thương ở niêm mạc sẽ dần mất đi. Một số ít trường hợp trở thành ung thư biểu mô.

2.3 Ảnh hưởng đến vết thương sau nhổ răng hoặc cấy ghép Implant

Sau nhổ răng, cấy ghép Implant hoặc thực hiện các tiểu phẫu trong miệng tuyệt đối không hút thuốc lá. Tác hại của thuốc lá đối với răng miệng sau phẫu thuật là cực kỳ nguy hiểm, nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương và khó hồi phục.

Đối với những trường hợp trồng răng Implant thì việc sử dụng thuốc lá trước và sau điều trị sẽ làm tăng gấp 3 lần nguy cơ đào thải răng cấy ghép. Điều này làm cản trở quá trình cấy ghép Implant, thậm chí có trường hợp không thể phục hình với phương pháp này.

Thuốc lá làm tăng nguy cơ đào thải trụ Implant

Thuốc lá làm tăng nguy cơ đào thải trụ Implant

2.4 Nguy cơ ung thư miệng do hút thuốc lá

Tác hại của thuốc lá đối với răng miệng đã được chứng thực ở bệnh lý ung thư miệng, môi, lưỡi và cổ họng. Rủi ro mắc bệnh lý này tỷ lệ thuận với mức độ hút và nhai thuốc.

Đã có nghiên cứu khoa học cho thấy, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng cao gấp 17 lần. Và ung thư thanh quản gấp 12 lần so với người không hút thuốc, không tiếp xúc với môi trường khói thuốc.

Xem thêm: Răng yếu là thiếu chất gì?

3. Cách ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng ở người hút thuốc

Chủ động phòng ngừa tác hại của thuốc lá đối với răng miệng là việc bạn cần làm lúc này để bảo vệ sức khỏe về lâu dài. Dưới đây là những điều bạn cần chú trọng.

  • Cố gắng bỏ hút thuốc lá, có thể xin ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn.
  • Nếu không thể dừng thuốc ngay từ bây giờ thì gãy giảm dần số lượng điếu thuốc mà bạn dùng mỗi ngày.
  • Uống nước nhiều và nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt, tránh tình trạng khô miệng.
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có Fluor.
  • Cùng với thuốc lá thì bạn nên hạn chế rượu và các chất kích thích khác.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn ở kẽ răng, tuyệt đối không dùng tăm xỉa răng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra, lấy cao răng và xử lý sớm các vấn đề răng miệng.
Bỏ thói quen hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe

Bỏ thói quen hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe

4. Điều trị các vấn đề răng miệng cho người hút thuốc lá

Đối với những người đã gặp phải các tác hại của thuốc lá đối với răng miệng thì tốt nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ điều trị kịp thời. Các bệnh lý lúc này là viêm nha chu, nhiễm trùng vết thương,… sẽ có các giải pháp điều trị khác nhau.

Dù can thiệp bất kỳ biện pháp điều trị nào thì bạn cũng hãy đảm bảo từ bỏ thói quen hút thuốc. Đây cũng là chỉ định của bác sĩ mà bạn cần tuyệt đối tuân thủ trong suốt thời gian điều trị bệnh lý. Nếu sử dụng thuốc lá trong giai đoạn này sẽ gây cản trở việc điều trị của bác sĩ, việc can thiệp sau này cũng phức tạp hơn.

Xem thêm: 

Răng yếu có phải do thiếu canxi không?

Cách bổ sung canxi cho răng

Như vậy, tác hại của thuốc lá đối với răng miệng cần bạn cảnh giác cao độ để tránh xa các bệnh lý nguy hiểm. Cùng với bệnh răng miệng là nhiều mối nguy hại khác cho sức khỏe cơ thể. Vì vậy ngừng hút thuốc lá sẽ giải pháp cơ bản và tối ưu nhất để bạn tránh xa các vấn đề không mong muốn.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về bất kỳ vấn đề răng miệng nào khác thì vui lòng liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại đây luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bạn.

Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website