Bệnh lý sâu răng tiến triển theo từng giai đoạn, sâu ngà răng diễn ra sau khi bị sâu men răng và bắt đầu gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt răng cực kỳ khó chịu. Nếu sâu ngà răng tiến triển nặng hơn thì những biến chứng xảy ra còn nguy hiểm hơn rất nhiều, nghiêm trọng sẽ gây mất răng. Do đó bạn cần tìm hiểu các phương pháp điều trị sâu ngà răng để cải thiện sức khỏe răng miệng của mình càng sớm càng tốt.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về tình trạng sâu ngà răng
1.1 Sâu ngà răng là gì?
Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào dù là trẻ em hay người trưởng thành do việc vệ sinh răng miệng chưa đảm bảo. Biểu hiện ban đầu của sâu răng không quá rõ ràng, nếu không quan sát kỹ những chiếc răng này thì rất khó nhận ra bởi nó chưa gây khó chịu hay đau nhức gì.
Trước hết, sâu răng sẽ phá hủy bề mặt bên ngoài của răng là lớp men răng dày cứng, sau đó là đến giai đoạn sâu ngà răng khiến phần ngà răng bị tổn thương. Trường hợp nặng nhất khi sâu răng tấn công làm viêm tủy răng, thậm chí làm chết tủy răng không thể phục hồi.
Như vậy, sâu răng có nhiều cấp độ khác nhau tương ứng mức độ nặng hay nhẹ của bệnh lý. Thường thì mất từ 1 – 2 năm là sâu răng sẽ phá hủy toàn bộ cấu trúc của răng. Sâu ngà răng hoàn toàn có thể khắc phục và cần xử lý sớm để tránh sâu răng tiến triển nặng hơn vào đến tủy răng.
1.2 Dấu hiệu nhận biết sâu ngà răng
Giai đoạn sâu ngà răng sẽ xuất hiện rất nhiều triệu chứng cũng như biểu hiện bên ngoài của răng sâu. Cụ thể là:
- Sâu ngà răng nhìn thấy rõ những lỗ sâu nâu đen trên bề mặt của răng, mô răng bị đổi màu gây mất thẩm mỹ.
- Răng trở nên nhạy cảm, dễ bị đau buốt khi ăn uống các thực phẩm nóng, lạnh.
Nếu nhận thấy các triệu chứng như trên thì đừng chủ quan để nhận lấy những hậu quả đáng tiếc. Đã có không ít trường hợp điều trị quá muộn dẫn đến các biến chứng như mất răng, viêm chóp răng, áp xe răng, viêm xương hàm, nghiêm trọng nhất là làm nhiễm trùng máu. Vậy nên, tốt nhất là bạn nên thăm khám và điều trị ngay ở những giai đoạn đầu tiên của bệnh lý là sâu men răng, sâu ngà răng.
2. Phương pháp điều trị sâu ngà răng
Trước khi điều trị sâu ngà răng, bác sĩ cần đánh giá chính xác mức độ tổn thương của ngà răng, sâu răng đã vào đến tủy hay chưa để có phương án điều trị phù hợp nhất.
Trường hợp sâu ngà răng chưa gây ảnh hưởng đến tủy răng bên trong thì biện pháp điều trị lúc này là nạo sạch ổ sâu răng, vệ sinh sạch sẽ và cuối cùng là trám răng hoặc bọc răng sứ để phục hình. Phục hình răng không chỉ nhằm cải thiện thẩm mỹ, chức năng ăn nhai mà còn bảo vệ răng trước sự tấn công vi khuẩn, ngăn ngừa tái phát sâu răng.
3. Cách phòng ngừa sâu răng như thế nào?
Bạn nên tuân thủ những nguyên tắc trong chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng để phòng ngừa sâu răng hiệu quả:
- Chải răng đều đặn mỗi ngày 2 lần, sử dụng kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch kẽ răng.
- Lựa chọn kem đánh răng có chứa thành phần Fluor hợp lý để tăng cường chống sâu răng.
- Sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần.
- Hạn chế ăn đồ ăn nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, nước có ga,… Nếu ăn thì cần vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
- Nếu thực hiện đánh răng sau khi ăn thì tốt nhất là chờ khoảng 30 phút để tránh mòn men răng và dễ gây sâu răng.
- Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để răng miệng luôn sạch sẽ, ngăn ngừa mảng bám ở kẽ răng, chân răng và dưới nướu.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần thăm khám định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng (nếu có), đặc biệt là tình trạng sâu răng. Để thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây:
NHA KHOA TRẺ – NHA KHOA UY TÍN HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/