NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Răng sứ bị hỏng là do đâu? Cách xử lý như thế nào?

Răng sứ bị hỏng là do đâu? Cách xử lý như thế nào?

Răng sứ bị hỏng, bị rơi ra ngoài không phải là tình trạng hiếm gặp ở những người làm răng sứ thẩm mỹ. Kéo theo đó sẽ là nhiều vấn đề răng miệng khác như suy giảm chức năng ăn nhai, mất thẩm mỹ và có nguy cơ gây bệnh răng miệng nếu không được khắc phục kịp thời. Vậy răng sứ bị hỏng là do đâu? Cách khắc phục hiệu quả như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Nguyên nhân khiến răng sứ bị hỏng

Làm răng sứ là giải pháp nha khoa thẩm mỹ sử dụng mão răng sứ để bọc bên ngoài răng thật đã được mài cùi, răng sứ được gắn cố định bằng keo dán chuyên dụng có độ bám dính vào nên khá bền chắc. Tuổi thọ sử dụng khá dài có thể lên tới 20 năm đối với răng sứ toàn sứ nếu trong điều kiện chăm sóc tốt.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp răng sứ bị hỏng và không thể sử dụng được, thậm chí còn rơi ra ngoài khi tác động ngoại lực. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

  • Răng sứ hỏng do tác động lực ăn nhai quá mạnh trong thời gian dài, nếu bạn ăn nhai thực phẩm cứng và dai, dùng lực mạnh ở răng sứ để cắn xét thức ăn thì sẽ dần khiến răng bị xô lệch, bung ra khỏi răng thật.
  • Keo dán răng sứ chất lượng kém khiến mão răng sứ chưa được gắn chặt vào răng thật, khi đó rất dễ dẫn đến tình trạng răng sứ lỏng lẻo hoặc rơi ra khỏi răng thật.
  • Bác sĩ sử dụng lượng keo dán chưa phù hợp, keo dán quá ít không đủ độ bám dính giữa mão răng sứ và răng thật.
Răng sứ bị hỏng có thể do keo dán kém chất lượng

Răng sứ bị hỏng có thể do keo dán kém chất lượng

  • Răng sứ có kích thước không tương thích với cùi răng thật nên khi lắp vào sẽ có hiện tượng kênh cộm. Răng sứ không đảm bảo được chức năng ăn nhai, về lâu dài còn khiến răng sứ dễ bị hỏng và có nguy cơ gây tổn thương vùng nướu lợi.
  • Tuổi thọ của răng sứ kém, răng sứ hết hạn sớm. Đặc biệt là ở các loại răng sứ kim loại rất dễ bị phản ứng với môi trường khoang miệng dẫn đến hiện tượng đen viền nướu và không sử dụng được lâu dài.

2. Các trường hợp răng sứ bị hỏng thường gặp

Răng sứ bị hỏng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tương ứng với đó sẽ là các dạng hỏng răng sứ với những dấu hiệu khác nhau. Điều này cũng sẽ quyết định đến việc khắc phục sau này cho các trường hợp răng sứ hư hỏng.

2.1 Răng sứ bị sứt mẻ

Khi đó, bề mặt răng sẽ xuất hiện những vết nứt hoặc mẻ 1 phần thân răng, thậm chí làm lộ răng thật bên trong gây đau nhức, ê buốt răng. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do ngoại lực tác động vào răng sứ, có thể do va đập hoặc do lực ăn nhai mạnh.

2.2 Răng sứ bị tụt lợi

Nếu bạn nhận thấy phần chân răng lộ ra ngày càng nhiều tạo thành kẽ hở giữa răng sứ và nướu gây nhồi nhét thức ăn thì chính là tình trạng răng sứ bị hỏng do tụt nướu. Trường hợp này không chỉ gây mất thẩm mỹ, ăn nhai kém và còn có thể gây ra sâu răng, viêm nướu,… nếu không được xử lý kịp thời.

2.3 Răng sứ bị lỏng

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày bạn sẽ nhận thấy mão răng sứ bị lỏng và lung lay, mão răng thay đổi vị trí ban đầu chứ không thẳng hàng với các răng kế bên. Bạn cần khắc phục sớm tình trạng này để tránh răng sứ bị rơi ra ngoài khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng.

2.4 Răng sứ không phù hợp

Hiện tượng răng sứ bị kệnh cộm, vướng víu sau khi phục hình do bác sĩ thiết kế răng sứ sai kích thước, khi đó việc ăn nhai sẽ gặp khó khăn và có thể gây đau nhức răng lợi.

Xem thêm: Bọc răng sứ rồi có tháo ra được không?

Răng sứ không vừa vặn sẽ khiến răng bị hư hỏng nhanh chóng

Răng sứ không vừa vặn sẽ khiến răng bị hư hỏng nhanh chóng

3. Tác hại khi làm răng sứ bị hư 

Dưới đây là những tác hại cụ thể nếu bạn không điều trị triệt để tình trạng này.

3.1 Trầy xước, tổn thương mô mềm 

Khi răng sứ bị hư, những mảnh vỡ răng sứ có thể làm trầy xước và tổn thương các mô mềm trong khoang miệng như nướu, lợi,… Bệnh nhân có thể bị chảy máu, đau nhức và ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. 

3.2 Mất thẩm mỹ, ảnh hưởng khả năng ăn nhai

Mục đích quan trọng của người thực hiện bọc răng sứ là đảm bảo vẻ thẩm mỹ và đem lại sự tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt. Nếu làm răng sứ bị hỏng, khuôn miệng và gương mặt sẽ trở nên thô kệch. Thậm chí nếu mão răng sứ hỏng nặng, viêm nhiễm,… còn gây nghiêng ngả, xô lệch các răng kế cận.

Trong trường hợp xấu nhất, khách hàng có thể bị tiêu xương hàm khiến má bị hóp lại, da mặt trở nên nhăn nheo và vẻ ngoài bị già trước tuổi. Khả năng ăn nhai chắc chắn bị ảnh hưởng rất nhiều và có thể dẫn đến tâm lý chán ăn, bỏ ăn,…

3.3 Mất thời gian, mất chi phí, mất răng

Nếu răng sứ bị hỏng nặng, khách hàng có nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng nguy hiểm và có thể dẫn đến mất răng. Lúc này, bạn sẽ mất thêm thời gian, chi phí, công sức để đến nha sĩ và điều trị. Tiêu biểu có thể kể đến như tốn chi phí làm răng sứ mới, mất thời gian di chuyển, đi lại, mất tiền trồng răng,…

4. Phải làm gì khi răng sứ bị hư hỏng?

Nếu nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy răng sứ bị hỏng thì tốt nhất không nên trì hoãn mà hãy đến nha khoa uy tín thăm khám để có phương án xử lý kịp thời. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, tình trạng răng sứ cũng như sức khỏe răng miệng để chỉ định phương pháp điều trị.

Hầu hết các trường hợp răng sứ bị hỏng sẽ phải làm lại răng sứ mới, thực hiện kiểm tra cùi răng, lấy mẫu hàm và các bước làm răng sứ như lần đầu. khi đó bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín để phòng ngừa các rủi ro làm hư hỏng răng sứ ở trên. Nếu bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm kết hợp với trang thiết bị nha khoa hàng đầu thì bạn hoàn hoàn có thể yên tâm làm răng sứ an toàn và sử dụng được lâu bền.

Có một số trường hợp mão răng sứ vẫn còn sử dụng được thì sẽ xem xét nguyên nhân, nếu là do keo dán thì cần điều chỉnh lại để dán răng sứ với một lượng keo phù hợp. Nếu răng nướu đã tổn thương trong quá trình sử dụng răng sứ thì phải điều trị triệt để, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi tiến hành gắn lại răng sứ. Sau phục hình thì khách hàng có thể ăn nhai bình thường và thẩm mỹ cũng được cải thiện đáng kể.

Răng sứ bị hỏng cần sớm làm lại răng sứ mới

Răng sứ bị hỏng cần sớm làm lại răng sứ mới

5. Cách phòng ngừa nguy cơ hỏng răng sứ 

Hãy cùng Nha khoa Trẻ đến với những lưu ý để phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.

5.1 Ưu tiên chọn các dòng răng sứ chất lượng

Ưu tiên hàng đầu là lựa chọn các dòng sứ chất lượng, răng toàn sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền và tuổi thọ cao. Về chi phí, các mẫu răng sứ này sẽ có giá nhỉnh hơn tương đối so với các loại răng sứ truyền thống. Tuy nhiên, trải nghiệm sử dụng hay độ bền, độ thẩm mỹ,… đều được đánh giá vô cùng tốt.

5.2 Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Hiện nay, dịch vụ bọc răng sứ rất phổ biến và có ở hầu hết các nha khoa. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu thật kỹ địa chỉ nào uy tín, có đội ngũ bác sĩ chất lượng cũng như được khách hàng phản hồi tích cực. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn có thể yên tâm về chất lượng sứ cũng như trải nghiệm dịch vụ bọc răng.

5.3 Chăm sóc răng sứ đúng cách

Sau khi tiến hành bọc răng sứ, bác sĩ đều cung cấp những lưu ý quan trọng về chế độ ăn uống, chăm sóc răng sứ, bảo quản răng,… Điều khách hàng cần thực hiện là tuân thủ theo những chỉ định đó để đảm bảo không làm răng sứ bị hỏng do nguyên nhân từ bản thân.

Tóm lại, răng sứ bị hỏng xảy ra do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Đặc biệt cần chú trọng đến việc thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao, nha khoa chất lượng, đồng thời khách hàng cần có chế độ chăm sóc răng sứ đúng cách để làm tăng tuổi thọ cho răng sứ.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác chưa được giải đáp thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ để được hỗ trợ nhanh chóng theo số hotline 0901.334.334 hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat bên phải nhé!

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website