Tủy răng được coi là nguồn sống của răng bởi nhiệm vụ chính của nó là cung cấp nguồn dinh dưỡng để nuôi răng chắc khỏe. Do đó, nếu răng chết tủy cũng đồng nghĩa với việc cắt đứt nguồn sống của răng, từ đó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng, nghiêm trọng có thể làm mất răng vĩnh viễn.
Nội dung bài viết
1. Răng chết tủy là gì? Triệu chứng của bệnh lý
Một chiếc răng khỏe mạnh được cấu thành bởi 3 lớp lần lượt là men răng, ngà răng và tủy răng. Tủy là lớp trong cùng được bao bọc bởi lớp men răng, ngà răng, giúp bảo vệ tủy tốt nhất. Tuy nhiên, nếu men răng và ngà răng bị tổn thương thì sẽ có nguy cơ làm viêm nhiễm vùng tủy, hoại tử, nặng nhất là tủy răng bị chết.
Để nhận biết tình trạng răng chết tủy, viêm tủy thì cần dựa trên từng giai đoạn viêm tủy răng với những triệu chứng cụ thể như sau:
- Giai đoạn viêm tủy phục hồi: Thời điểm đầu khi tủy răng bắt đầu bị tổn thương sẽ dần xuất hiện những cơn đau nhức bất chợt vào ban đêm. Cùng với đó là tình trạng ê buốt, khó chịu khi ăn uống và chải răng.
- Giai đoạn viêm tủy mãn tính: Cơn đau nhức sẽ xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn trước, khi đó răng cũng cực kỳ nhạy cảm và dễ đau nhức khi cử động.
- Giai đoạn viêm tủy cấp tính: Ở giai đoạn này, tình trạng đau nhức diễn ra dai dẳng với cường độ mạnh, nướu lợi bị tổn thương gây đau nhức và tích tụ mủ ở chân răng.
- Giai đoạn hoại tử tủy: Giai đoạn cuối khi răng chết tủy thì bạn sẽ không còn cảm giác gì, không cảm nhận được đau nhức hay ê buốt răng. Răng ngày càng yếu do mất đi nguồn dinh dưỡng duy nhất ở tủy răng, dần dần lung lay và gãy rụng.
2. Răng chết tủy nguy hiểm như thế nào?
Không chỉ khiến việc ăn uống gặp khó khăn, chất lượng cuộc sống giảm sút mà tình trạng răng chết tủy còn kéo theo vô vàn nguy cơ đối với sức khỏe. Khi tủy răng bị chết, hoại tử thì vi khuẩn viêm nhiễm sẽ lan rộng sang các tổ chức quanh răng. Lúc này, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra là áp xe răng, viêm chóp răng, mủ chân răng,…
Răng chết tủy nếu không điều trị sớm thì cũng sẽ không tồn tại được lâu trên cung hàm mà dẫn đến tình trạng mất răng. Lúc này, việc phục hình răng giả là rất cần thiết để duy trì chức năng ăn nhai và đảm bảo sức khỏe răng miệng. Trong trường hợp không trồng răng giả thay thế thì có thể xảy ra hiện tượng tiêu xương, lệch khớp hàm, lệch mặt, lão hóa trước tuổi.
Chính vì vậy, để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do răng chết tủy gây ra thì bạn cần điều trị sớm ngay khi nhận thấy bệnh lý về răng. Đừng chủ quan để rồi phải nhận lấy những hậu quả đáng tiếc.
Xem thêm: Dấu hiệu tủy răng bị nhiễm trùng và cách chữa trị dứt điểm
Ứng dụng máy Protaper điều trị tủy răng triệt để, nhanh chóng
3. Nguyên nhân khiến răng bị chết tủy
3.1 Sâu răng khiến răng chết tủy
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều người gặp phải tình trạng răng chết tủy không thể phục hồi. Sâu răng ban đầu sẽ chỉ diễn ra ở bề mặt men răng, sau khi men răng bị phá hủy, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào ngà răng và tủy răng. Vậy nên, nếu kiểm soát sâu răng ở giai đoạn đầu thì sẽ không gây tổn thương đến tủy răng, tránh được tình trạng răng chết tủy.
3.2 Viêm nướu, viêm nha chu
Bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu không được điều trị sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, áp xe răng. Khi đó vi khuẩn quanh nướu sẽ tấn công vào chân răng gây viêm tủy, hoại tử tủy.
3.3 Răng sứt mẻ, chấn thương
Những trường hợp va đập, chấn thương khiến răng bị sứt mẻ, tủy răng bị tổn thương thì sẽ dần làm tủy răng bị phá hủy. Nếu không được can thiệp kịp thời để bảo tồn tủy răng thì sẽ dẫn đến răng chết tủy.
4. Cách điều trị răng chết tủy, bảo tồn răng tối ưu
Khi răng chết tủy thì buộc phải tiến hành điều trị tủy răng, loại bỏ phần mô tủy đã bị viêm nhiễm. Các trường hợp chất tủy hoàn toàn thì phải lấy tủy toàn phần để phòng ngừa các biến chứng.
Đối với những chiếc răng đã điều trị tủy thì độ bền chắc không còn được như trước, những tác động bên ngoài như lực ăn nhai, chải răng,… về lâu dài sẽ khiến răng răng gãy vỡ. Do đó, để bảo tồn răng tối ưu nhất thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phục hình răng sau điều trị tủy.
Phương pháp phục hình được áp dụng lúc này thường là bọc răng sứ thẩm mỹ, răng thật sẽ được bao bọc bên trong răng sứ, tránh mọi kích thích từ bên ngoài. Đồng thời, răng sứ cũng giúp duy trì thẩm mỹ của hàm răng, khả năng ăn nhai tốt.
Tùy vào tình trạng cụ thể của răng chết tủy mà bác sĩ sẽ áp dụng thêm một số thủ thuật để cố định răng vững chắc trên cung hàm. Trường hợp chân răng quá yếu thì phải thực hiện đóng chốt cố định, nếu thân răng còn lại quá ít thì sẽ gắn thêm cùi giả để đảm bảo sau phục hình răng sứ sẽ bền vững và sử dụng được lâu dài.
Xem thêm: Lấy tủy răng sâu có đau không? Lấy tủy răng giá bao nhiêu tiền?
Điều trị các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là tình trạng viêm tủy thì khuyến cáo của bác sĩ, bởi không ít người bệnh bỏ lỡ khoảng thời gian điều trị thuận lợi nhất khiến bệnh lý trở nặng và không thể phục hồi. Do đó, bạn cần lưu ý đến các dấu hiệu viêm tủy, răng chết tủy để có thể phát hiện và can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu nhất.