Răng cấm bị vỡ nguy hại như thế nào? Cách xử lý ra sao?
Nếu một trong số những chiếc răng cấm (răng hàm lớn số 6, số 7) có vấn đề, răng cấm bị vỡ hay lung lay thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.
Răng cấm hay răng hàm lớn số 6, số 7 đảm nhận chức năng ăn nhai rất quan trọng trên cung hàm. Vậy nên nếu một trong số những chiếc răng này có vấn đề, răng cấm bị vỡ hay lung lay thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề răng cấm bị vỡ cũng như các giải pháp khắc phục qua bài viết dưới đây nhé!
1. Những ảnh hưởng khó lường từ việc răng cấm bị vỡ
Như đã nói, răng cấm là đảm nhận chức năng ăn nhai chính của hàm răng, chúng nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống dạ dày. Do đó, răng cấm bị vỡ thì sẽ làm suy giảm khả năng ăn nhai toàn hàm, từ đó thức ăn chưa được nghiền nát đã xuống dạ dày gây áp lực cho hệ tiêu hóa dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày và đường ruột.
Vỡ răng hàm sẽ khiến răng nhạy cảm hơn bình thường bởi vì men răng đã bị tổn thương và có thể tủy răng đã bị lộ ra ngoài. Khi ăn nhai các thức ăn nóng hoặc lạnh thì cảm giác ê buốt trên răng càng rõ ràng hơn khiến bạn đau nhức, khó chịu. Về lâu dài thì phần tủy bị hở rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra viêm nhiễm vùng tủy.
Khi đó, nếu không khắc phục kịp thời thì sẽ khiến răng cấm bị lung lay, thậm chí là gãy rụng gây mất răng. Lúc này, chức năng ăn nhai càng suy giảm nặng nề hơn trước khiến bạn gặp khó khăn trong hoạt động ăn nhai hàng ngày. Đồng thời các biến chứng mất răng cũng bắt đầu diễn ra, cụ thể phải kể đến là xô lệch hàm, sai khớp cắn, tiêu xương hàm, lão hóa sớm,…
Trong đó thì tình trạng tiêu xương hàm là rất nguy hiểm vì nó kéo theo nhiều hệ lụy khác gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh hàm. Điều này gây cản trở việc trồng răng phục hình sau này và làm tốn kém rất nhiều chi phí của bạn. Chính vì vậy, cần kiểm soát ngay khi thấy răng cấm bị vỡ hay gặp bất cứ vấn đề nào khác, tránh trường hợp phải nhổ răng cấm.
Xem thêm: Răng cấm tự rụng: Hậu quả và giải pháp khắc phục tối ưu
2. Cách xử lý khi răng hàm bị vỡ như thế nào?
2.1 Trường hợp 1: Răng hàm vỡ ít, chưa tác động đến tủy răng
Đối với các bệnh nhân gặp tình trạng răng cấm bị vỡ nhưng chưa gây ảnh hưởng quá lớn đến tủy răng thì có thể thực hiện trám răng. Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu chuyên dụng là composite để đắp lên răng bị vỡ, từ đó tái tạo hình dáng của răng với màu sắc như răng thật.
Trong điều kiện thông thường thì vật liệu trám có thể duy trì được 3 – 5 năm, nếu được chăm sóc tốt hơn thì có thể sử dụng lâu hơn nữa.
2.2 Trường hợp 2: Răng cấm bị bể vỡ khá nhiều (trám răng không hiệu quả)
Khi biện pháp trám răng không mang lại hiệu quả thì răng cấm bị vỡ sẽ được khuyến cáo bọc răng sứ thẩm mỹ để phục hình. Đây là phương pháp nha khoa thẩm mỹ giúp khôi phục thân răng với mão răng sứ có màu sắc và hình dáng hài hòa với răng thật.
Đối với những chiếc răng hàm bị vỡ đã làm viêm tủy răng thì cần tiến hành điều trị tủy răng trước, nếu viêm tủy răng nặng không thể điều trị thì sẽ phải loại bỏ tủy răng. Sau đó bác sĩ mới có thể thực hiện mài răng bọc răng sứ cho răng cấm để phục hình cho răng.
Kỹ thuật bọc răng sứ thực hiện khá nhanh chóng, chỉ mất từ 2 – 5 ngày với khoảng 3 lần hẹn là bạn đã hoàn tất bọc răng sứ và sở hữu cho mình một chiếc răng hàm chắc khỏe như trước. Tuổi thọ của răng sứ có thể duy trì được 10 – 20 năm, có trường hợp sử dụng được lâu hơn nữa.
2.3 Trường hợp 3: Răng cấm, răng hàm vỡ gần hết chân răng
Khi răng bể vỡ quá sâu nằm sát chân răng và không thể điều trị được thì buộc phải tiến hành nhổ răng cấm. Sau nhổ răng thì nên nhanh chóng trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant để đảm bảo duy trì các chức năng của răng cấm một cách tối ưu, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do mất răng.
3. Cách phòng ngừa răng cấm hay răng hàm bị mẻ vỡ
Bên cạnh việc điều trị răng cấm bị vỡ vì bạn cũng cần quan tâm đến cách phòng ngừa để không gặp phải tình trạng tương tự ở các răng khác. Cụ thể là:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách với việc chải răng 2 ngày/lần vào buổi sáng và buổi tối với bàn chải lông mềm. Sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và súc miệng nước muối để kháng khuẩn hiệu quả hơn. Nên thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/lần.
- Không nên đánh răng ngay sau khi ăn vì các axit trong khoang miệng đã làm mềm men răng. Nếu chải răng lúc này sẽ làm mòn men răng và khiến răng yếu đi.
- Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc là hay sử dụng các chất kích thích khác.
- Khi chơi thể thao thì nên đeo dụng cụ bảo vệ hàm để tránh va đập gây tổn thương cho răng lợi.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất cho bạn, phát hiện và điều trị bệnh lý răng miệng kịp thời (nếu có).
Xem thêm: Răng cấm bị lung lay là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
Răng cấm và răng khôn: Bạn đã biết cách phân biệt chưa?
Trên đây là những kiến thức cơ bản về tình trạng răng cấm bị vỡ, cách điều trị và phòng ngừa. Nếu cần thăm khám và tư vấn trực tiếp thì bạn nên liên hệ hoặc đến trực tiếp Nha khoa Trẻ để được bác sĩ giàu kinh nghiệm hỗ trợ nhanh chóng.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa