Niềng răng có bị hôi miệng không? Cách chữa hôi miệng triệt để
Niềng răng có thể bị hôi miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn có thể áp dụng các cách chữa hôi miệng tại nhà hoặc đến nha khoa điều trị trực tiếp.
Quá trình chỉnh nha tương đối dài và đòi hỏi sự kiên trì của chính bản thân người niềng, đặc biệt cần phải tuân thủ nhiều quy tắc để đảm bảo niềng răng hiệu quả cao. Với việc chăm sóc răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng sẽ giúp bạn tránh xa tình trạng niềng răng bị hôi miệng và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý răng miệng khác.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết niềng răng có gây hôi miệng không và cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Niềng răng có bị hôi miệng không?
Nha khoa Trẻ xin khẳng định, niềng răng không phải nguyên nhân chính khiến bạn bị hôi miệng. Về phương diện nha khoa, các phương pháp niềng răng sẽ sử dụng các loại khí cụ để tạo lực, kéo các răng về đúng vị trí. Với những loại vật liệu chất lượng và quy trình chuẩn chỉ, bạn có thể tự tin với hàm răng đều đặn sau khi niềng.
Vậy tại sao vẫn có tình trạng hôi miệng xảy ra? Xuyên suốt liệu trình niềng răng kéo dài từ 12-36 tháng, việc vệ sinh răng miệng có thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Những mảng bám thức ăn tồn đọng không được vệ sinh kỹ sẽ khiến vi khuẩn phát triển gây hôi miệng. Đặc biệt, niềng răng gây hôi miệng rất thường gặp khi niềng răng mắc cài bởi mắc cài vướng víu có thể là nguyên nhân khiến bạn khó vệ sinh răng miệng, đồng thời còn gây tổn thương niêm mạc, nhiệt miệng khi niềng.
Các trường hợp nghiêm trọng có thể bắt nguồn từ các bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Nếu không chăm sóc răng niềng kỹ lưỡng trong giai đoạn nhạy cảm này thì nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng là rất cao. Ngoài ra, hôi miệng bị niềng răng còn có thể do một số nguyên nhân dưới dây:
- Khô miệng, giảm tiết nước bọt.
- Ăn uống các thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành, mắm tôm.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia cũng khiến niềng răng bị hôi miệng.
- Mắc các bệnh lý khác như viêm họng, trào ngược, dạ dày,…
- Sử dụng mắc cài kém chất lượng, bị biến chất và gây ra mùi hôi khó chịu.
2. Cách chữa hôi miệng khi niềng răng theo dân gian
Từ ngày xưa, cha ông ta đã để lại rất nhiều bài thuốc hay kinh nghiệm dân gian để điều trị chứng hôi miệng. Nếu bạn đang niềng răng mà gặp phải tình trạng trên, hãy áp dụng ngay các cách chữa hôi miệng khi niềng răng dưới đây nhé!
2.1 Chữa hôi miệng với lá bạc hà
Bạc hà là nguyên liệu có tính the mát, khử mùi rất mạnh nên có công dụng chữa hôi miệng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nhúm lá bạc hà rồi đun sôi với nước.
- Chờ khi nước lá bạc hà nguội hẳn thì bạn sử dụng để súc miệng hàng ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn.
2.2 Súc miệng nước gừng trị hôi miệng
Gừng có tính nóng, cay và được sử dụng trong nhiều phương thuốc chữa bệnh, đồng thời gừng cũng có tác dụng mạnh mẽ với hơi thể có mùi hôi. Do đó, không ít người áp dụng biện pháp này như một cách chữa hôi miệng khi niềng răng đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2-3 củ gừng đã rửa sạch và cắt lát mỏng.
- Đun sôi các lát gừng với 350ml nước, sôi trong khoảng 5-10 thì tắt bếp và để nguội.
- Sử dụng nước gừng để súc miệng hàng ngày khử mùi hôi.
2.3 Chữa niềng răng bị hôi miệng bằng quế
Thành phần Aldehyde Cinnamic trong quế có công dụng đẩy lùi hôi miệng nhanh chóng, ngoài ra quế còn có tác dụng diệt khuẩn và rất tốt cho sức khỏe.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 thìa cafe bột quế cho vào nước và đun sôi.
- Lọc hỗn hợp trên để lấy phần nước súc miệng hàng ngày.
- Súc miệng ngày 2-3 lần sẽ giúp hơi thở thơm mát, khắc phục nhanh tình trạng niềng răng gây hôi miệng
Xem thêm:
Niềng răng bị chảy máu chân răng
Răng bị ố vàng khi niềng răng có nên tẩy trắng không?
2.4 Trị hôi miệng đơn giản bằng trà xanh
Với tính kháng khuẩn cao, trà xanh có thể làm giảm sự sinh sôi của vi khuẩn gây hôi miệng khi niềng răng. Tình trạng sưng nướu hay nhiệt miệng cũng có thể cải thiện đáng kể với công dụng giảm viêm hiệu quả. Bạn có thể nhai sống lá trà xanh hoặc pha với muối để súc miệng. Mùi hôi sẽ giảm thiểu đáng kể nếu kiên trì thực hiện.
2.5 Cải thiện hôi miệng bằng dầu dừa
Ngoài công dụng dưỡng tóc dưỡng da như một loại tinh dầu thiên nhiên, dầu dừa cũng có thể dùng để súc miệng. Ít ai biết rằng việc súc miệng bằng dầu dừa có thể đem lại hàm răng trắng và hơi thở thơm mát. Nếu hơi thở bạn có mùi trong quá trình niềng, bạn có thể thực hiện ngậm dầu dừa theo các bước sau:
- Ngậm một muỗng dầu dừa từ 4-6 phút sau khi thức dậy.
- Sử dụng lưỡi đẩy dầu dừa qua các kẽ răng, đảo đều.
- Nhả ra và đánh răng như bình thường.
3. Điều trị niềng răng bị hôi miệng tại nha khoa
Nếu hơi thở có mùi cũng như có biểu hiện của các bệnh lý răng miệng thì bạn cần thăm khám nha khoa để được điều trị dứt điểm. Bác sĩ sẽ xem xét và đánh giá tổng thể tình trạng răng miệng của bạn. Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra một số cách chữa hôi miệng khi niềng răng như sau:
- Tiến hành cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám chứa vi khuẩn trên răng.
- Trám răng điều trị sâu răng mức độ nhẹ, nặng hơn có thể phải lấy tủy răng và bọc răng sứ.
- Điều trị tình trạng viêm lợi, viêm nha chu giúp nướu săn chắc khoẻ mạnh hơn.
Bên cạnh điều trị chuyên khoa, bạn đừng quên chăm sóc răng miệng đúng cách. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh lý và tình trạng niềng răng bị hôi miệng.
4. Cách phòng ngừa hôi miệng khi chỉnh nha
Tình trạng hơi thở có mùi xuyên suốt quá trình chỉnh nha là điều không ai mong muốn. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức về phòng ngừa hôi miệng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình niềng răng.
4.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để tránh niềng răng gây hôi miệng, việc vệ sinh răng miệng cần được đặc biệt quan tâm. Hãy thực hiện chải răng đúng cách ít nhất 2 lần/ 1 ngày bằng bàn chải lông mềm. Bên cạnh đó, bạn hãy phối hợp với chỉ nha khoa, nước xúc miệng hay tăm nước để loại bỏ mảng bám triệt để.
Một lưu ý quan trọng cho bạn rằng đừng quên vệ sinh cả mắc cài trên răng. Bàn chải kẽ là giải pháp tối ưu để làm sạch các khí cụ đang sử dụng.
4.2 Lưu ý chế độ ăn uống
Với người niềng răng, việc ăn uống cần được hạn chế và quan tâm hơn so với những đối tượng khác. Những loại thức ăn có quá nhiều đường, nước gas và nước có màu nhiều cần đặc biệt hạn chế. Chắc chắn không ai muốn một hàm răng sau niềng xỉn màu đúng không nào?
Thông thường, bác sĩ sẽ dặn dò và hỗ trợ bạn có một chế độ ăn uống phù hợp. Bạn cần nghiêm túc thực hiện theo để không gặp tình trạng niềng răng bị hôi miệng. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng với thịt, cá, rau,… sẽ giúp quá trình niềng diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.
4.3 Uống nhiều nước
Có thể ít người để ý nhưng việc uống nhiều nước sẽ giúp cải thiện tình trạng răng miệng đáng kể. Nước sẽ loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám thức ăn thừa trong miệng. Men răng được củng cố và hạn chế rất nhiều các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng,…
Tuy nhiên, hãy đặc biệt lưu ý khi uống nước lạnh có đá thì bạn không được nhai đá. Đây là thói quen rất xấu khiến mắc cài bị tác động mạnh và dễ bung.
4.4 Cạo vôi răng định kỳ
Vôi răng hay cao răng là thủ phạm khiến niềng răng bị hôi miệng. Đây là những mảng bám đã tích tụ trong thời gian dài và bị vôi hoá, bám chắc vào bề mặt răng. Định kỳ mỗi 3-6 tháng là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn đi đến nha khoa loại bỏ vôi răng.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về nguyên nhân cũng như cách khắc phục niềng răng bị hôi miệng. Đồng hành cùng hàng nghìn khách hàng trên hành trình niềng răng, Nha khoa Trẻ tin những thông tin trên sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 0901.334.334 để nhận tư vấn và đăng ký lịch thăm khám ngay hôm nay.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa