Bị vỡ chân răng do nguyên nhân nào? Cách khắc phục ra sao?
Vỡ chân răng là một trong những vấn đề răng miệng khá thường gặp, nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ăn nhai, thẩm mỹ và khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Vỡ chân răng là một trong những vấn đề răng miệng khá thường gặp, nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ăn nhai, thẩm mỹ và khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng tham khảo bài viết dưới đây sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng vỡ chân răng cũng như cách khắc phục hiệu quả nhé!
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vỡ chân răng
Hiện tượng vỡ chân răng chủ yếu xảy ra do nguyên nhân chủ quan của người bệnh do việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, chế độ ăn uống chưa hợp lý. Cụ thể là:
Chải răng sai cách
Việc chải răng theo chiều ngang, hay chải răng quá mạnh sẽ gây ra những tổn hại trên bề mặt men răng, đặc biệt là ở cổ răng gây ra tình trạng mòn chân răng, thậm chí có trường hợp gãy ngang thân răng do chân răng quá yếu.
Mảng bám cao răng
Cao răng cứng đầu hình thành từ những mảng bám thức ăn còn sót lại chưa được làm sạch sau các bữa ăn. Nó chứa cả ổ vi khuẩn gây hại cho nướu lợi gây viêm nướu, tụt nướu, từ đó chân răng lộ ra nhiều hơn và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài dẫn đến gãy vỡ chân răng.
Bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý sâu răng, viêm tủy nghiêm trọng đều có nguy cơ làm răng bị gãy vỡ. Các răng dễ có nguy cơ gãy vỡ do sâu răng là các răng hàm bởi nó đảm nhận chức ăn nhai chính, mặt răng nhiều hố rãnh dễ bị giắt thức ăn.
Thói quen ăn đồ cứng
Chân răng bị mẻ có thể do chịu lực nhai quá tải trong trường hợp bạn ăn nhai đồ cứng thường xuyên như khô mực, cơm cháy, sụn,…
Tật xấu nghiến răng
Trường hợp nghiến răng không kiểm soát lúc ngủ không chỉ gây mòn và khiến răng bị vỡ, mà còn gây ra nhiều vấn đề răng miệng khác như đau nhức hàm, rối loạn khớp thái dương hàm,…
2. Răng bị vỡ gây ảnh hưởng như thế nào?
Ở giai đoạn ban đầu khi răng chưa bị tổn thương quá nhiều thì chủ yếu người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề như đau nhức răng khi nhai, răng nhạy cảm với đồ ăn nóng lạnh, nướu lợi sưng đỏ và có các cơn đau bất chợt và kéo dài. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thường ngày của bạn, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể do ăn nhai khó khăn.
Nghiêm trọng hơn nữa khi tình trạng vỡ chân răng kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng ngà răng, tủy răng bị phá hủy, viêm nhiễm vùng xương và nướu. Tình trạng viêm có thể lan rộng sang các khu vực xung quanh và hệ thống dây thần kinh bên dưới gây áp xe chân răng, nguy cơ liệt hàm mặt, biến dạng khuôn mặt.
Chính vì vậy, tình trạng vỡ chân răng không nên kéo dài quá lâu mà cần điều trị sớm để phục hồi chức năng ăn nhai của răng. Đồng thời ngăn ngừa nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.
3. Phương pháp điều trị tình trạng vỡ chân răng
Phương pháp điều trị vỡ chân răng như thế nào sẽ được bác sĩ xác định dựa trên vị trí và mức độ tổn thương của những chiếc răng bị gãy vỡ.
3.1 Trám răng hoặc bọc răng sứ khi chân răng bị vỡ nhỏ
Bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị mẻ ra khỏi mô nướu (nếu có) và áp dụng các biện pháp phục hồi răng để bảo tồn răng tối ưu. Cụ thể là phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ để khôi phục hình dáng của răng như bảo vệ cấu trúc bên trong của răng. Nếu răng đã bị tổn thương đến tủy thì trước đó sẽ phải loại bỏ tủy răng sạch sẽ, sau đó mới phục hình răng mẻ.
3.2 Nhổ chân răng khi răng bị vỡ lớn, không thể bảo tồn
Để tránh viêm nhiễm lan rộng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng, sau đó nên trồng răng Implant để duy trì chức năng ăn nhai và phòng ngừa hậu quả do mất răng gây ra như tiêu xương hàm, xô lệch hàm,…
Xem thêm: Mòn cổ chân răng là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?
Chân răng có mủ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Trong trường hợp răng khôn số 8 bị sâu, bị vỡ chân răng thì việc nhổ răng sẽ không cần trồng răng phục hình bởi chúng không có chức năng gì trong việc ăn nhai.
Trên đây là những thông tin quan trọng về tình trạng vỡ chân răng, hy vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Nếu cần tư vấn hay thăm khám trực tiếp thì hãy liên với Nha khoa Trẻ để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ nhanh chóng.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Niềng răng trong suốt Invisalign
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa