Mọc thiếu răng gây ảnh hưởng gì? Cách khắc phục như thế nào?
Hàm răng vĩnh viễn của con người có tổng cộng 32 chiếc răng, tuy nhiên có một số trường hợp mọc thiếu răng làm giảm thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng.
Hàm răng vĩnh viễn của con người có tổng cộng 32 chiếc răng (cả răng khôn),tuy nhiên trong một số trường hợp mọc thiếu răng. Có thể là mọc thiếu một hoặc nhiều chiếc răng trên cung hàm gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai toàn hàm.
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mọc thiếu răng
Mọc thiếu răng không phải là tình trạng hiếm gặp, nó xảy ra ở chủ yếu ở các nhóm răng hàm hoặc răng cửa ở hàm trên và hàm dưới.
Mọc thiếu răng chưa xác định được chính xác nguyên nhân nhưng thường liên quan đến các yếu tố di truyền hoặc môi trường sống. Theo các chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu gây mọc thiếu răng như sau:
- Di truyền từ các thế hệ ông bà, cha mẹ khiến bé không có mầm răng vĩnh viễn.
- Khi mang thai nếu mẹ sử dụng thuốc lá hoặc các loại thuốc như Thalidomide cũng có thể khiến bé sinh ra bị thiếu mầm răng.
- Răng mọc ngầm, không mọc ra ngoài mà nằm ẩn dưới lợi khiến bạn bị thiếu răng.
- Các trường hợp đã mọc đủ răng vĩnh viễn ở giai đoạn thay răng nhưng vài năm sau đó thì thấy thiếu răng cửa, răng hàm,… thì nguyên nhân là do các bệnh lý răng miệng, chấn thương, điều trị tia xạ, các bệnh nhiễm trùng hoặc nhiễm chất hóa độc hại.
Thông thường các trường hợp thiếu răng chỉ từ 1 – 2 chiếc răng vĩnh viễn, phần lớn là thiếu chiếc răng khôn số 8 (răng hàm lớn). Một số trường hợp khác thì thiếu răng hàm nhỏ số 5 hàm dưới, thiếu răng cửa hàm dưới hoặc răng cửa bên hàm trên và có trường hợp thiếu răng hàm trên số 7.
Hầu hết các trường hợp mọc thiếu răng đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe răng miệng và khó đảm bảo các chức năng của hàm răng. Riêng trường hợp thiếu răng số 8 thì hoàn toàn đáng lo ngại vì đây là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí thiếu răng số 8 còn được coi là điều tốt bởi các răng số 8 thường có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch gây biến chứng nguy hiểm.
Vậy nên, bạn chỉ cần lưu ý đến những trường hợp mọc thiếu răng vĩnh viễn khác ngoài răng khôn. Cần thăm khám và điều trị để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.
2. Những ảnh hưởng của việc thiếu răng gây ra
2.1 Giảm thẩm mỹ
Ảnh hưởng có thể thấy rõ nhất khi bị mọc thiếu răng đó chính là làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt, đặc biệt là ở các trường hợp mọc thiếu răng cửa. Cung hàm sẽ có khoảng trống mất sẽ sẽ khiến các răng khác chạy khỏi vị trí, tạo thành các khoảng thưa to nhỏ giữa các kẽ răng. Đồng thời các răng cũng xô lệch, mọc lộn xộn gây mất thẩm mỹ.
2.2 Chức năng ăn nhai suy giảm
Các trường hợp thiếu răng cửa hoặc răng hàm có thể làm sai khớp cắn, hàm trên và hàm dưới không cân xứng gây khó khăn cho việc ăn nhai. Về lâu dài còn gây ra nhiều vấn đề răng miệng như đau khớp thái xương, đau đầu,…
2.3 Khó phát âm, ảnh hưởng đến giao tiếp
Việc mọc thiếu răng phía trước là các răng cửa sẽ làm cho việc phát âm trở nên khó khăn, nếu kéo dài sẽ khiến bạn bị nói ngọng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của “khổ chủ”, nhiều người ngại nói chuyện, ngại giao tiếp làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày.
2.4 Tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng
Khi các răng trên cung hàm lộn xộn và có các khe thưa sẽ khiến thức ăn dễ mắc vào răng, việc vệ sinh răng miệng thường khó làm sạch, dần hình thành mảng bám và vi khuẩn gây ra bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Các bệnh lý này mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm thì sẽ có nguy cơ làm mất răng, nhiễm trùng răng, áp xe răng,…
2.5 Tiêu xương hàm
Mọc thiếu răng ở bất kỳ vị trí nào cũng sẽ làm giảm lực ăn nhai trên cung hàm. Do không có sự kích thích của lực nhai trên xương hàm nên sẽ khiến chúng dần tiêu biến dần làm tụt chân răng, tụt lợi, lão hóa sớm.
Xem thêm: Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa phải làm sao?
3. Giải pháp khắc phục tình trạng mọc thiếu răng
Giải pháp khắc phục tình trạng mọc thiếu răng ở nha khoa hiện nay bao gồm trồng răng và niềng răng thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá tình trạng răng của từng người để chỉ định một trong hai phương pháp sao cho đạt kết quả tối ưu nhất.
3.1 Trồng răng khi mọc thiếu răng
Trường hợp mọc thiếu răng sẽ phải xem xét đến phương án trồng răng giả để lấp đầy khoảng trống răng bị thiếu. Trường hợp này sẽ không có mầm răng vĩnh viễn và khoảng trống mất răng đủ lớn so với kích thước của một chiếc răng vĩnh viễn.
Các phương pháp trồng răng hiện nay bao gồm trồng răng sứ, hàm giả tháo lắp và cấy ghép Implant. Trong đó thì răng Implant được đánh giá cao nhất về tính thẩm mỹ, độ bền và khả năng chịu lực ăn nhai tốt. Tuy nhiên, có thể trồng răng Implant hay không thì phải xem xét đến các điều kiện để để trồng răng an toàn, không biến chứng.
3.2 Niềng răng mọc ngầm
Giải pháp niềng răng được bác sĩ ưu tiên thực hiện trong trường hợp mọc thiếu răng xuất phát từ nguyên nhân răng mọc ngầm trong nướu, trong xương hàm. Bác sĩ sẽ tác động với kỹ thuật niềng răng để kéo chiếc răng này ra khỏi nướu lợi, như vậy thì hàm răng của bạn sẽ hoàn thiện và đảm bảo được các chức năng vốn có của nó.
Trước khi thực hiện niềng răng, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật bộc lộ răng ngầm trong xương. Tiếp đó với tiến hành gắn khí cụ để dịch chuyển răng từ từ ra khỏi xương hàm và đưa về đúng vị trí khoảng trống thiếu răng.
Thực hiện niềng răng trong trường hợp này sẽ tránh được việc sử dụng đến một chiếc răng giả, có thể phải tác động thêm đến các răng khác khi làm cầu răng sứ hoặc phải can thiệp vào xương để cấy ghép Implant. Hơn nữa, việc sử dụng răng thật trong sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ tốt hơn rất nhiều lần so với chiếc răng nhân tạo.
Xem thêm:
Trên đây, phòng khám Nha Khoa Trẻ đã chia sẻ đến bạn những kiến thức quan trọng về tình trạng mọc thiếu răng. Nếu bạn chẳng may gặp phải tình trạng tương tự và cần khắc phục thì hãy liên hệ với chúng tôi để được bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám, tư vấn và đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa