Mất 2 răng hàm gây hậu quả gì? Trồng răng hàm loại nào tốt nhất?
Nếu bị mất 2 răng hàm thì không chỉ ảnh hưởng đến nhai mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ răng miệng khác. Vì vậy, ngay khi bị mất răng thì bạn nên trồng răng phục hình.
Các trường hợp mất răng hàm không phải là hiếm gặp và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do bệnh lý sâu răng, viêm tủy không thể phục hồi. Nếu bị mất 2 răng hàm thì không chỉ ảnh hưởng đến nhai mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ răng miệng khác. Vì vậy, ngay khi bị mất răng thì bạn nên trồng răng phục hình. Vậy trồng răng 2 phương pháp nào tốt nhất? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tác hại khi bị mất 2 răng hàm
Khá nhiều người ở tầm tuổi trung liên bị mất răng hàm nhưng thường không chú trọng đến nó. Bởi mất răng hàm không làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và vẫn còn nhiều chiếc răng khác trên cung hàm để đảm nhận chức năng ăn nhai.
Tuy nhiên trên thực tế, việc mất răng hàm lại gây ra rất nhiều hậu quả mà bạn không ngờ tới. Ban đầu có thể chỉ làm giảm sức ăn nhai nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến biến chứng răng miệng làm tăng nguy cơ mất thêm răng.
Những nguy hại khi bị mất 2 răng hàm mà bạn cần đặc biệt lưu ý bao gồm:
- Răng hàm là răng ăn nhai chính, do đó khi bị mất răng hàm sẽ làm giảm sức ăn nhai đáng kể. Việc thức ăn không được nhai kỹ đã xuống dạ dày sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, lâu ngày dẫn đến viêm đau.
- Khoảng trống mất răng lâu ngày sẽ khiến các răng xung quanh bị đổ nghiêng gây sai khớp cắn, đau mỏi hàm.
- Mất 2 răng hàm, mất 2 răng cửa hay 1 chiếc răng bất kỳ đều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Nếu để lâu năm không chữa trị thì tình trạng viêm nhiễm ở nướu và tủy răng sẽ diễn biến phức tạp. Bạn sẽ luôn thấy cảm giác đau nhức âm ỉ trong vòm miệng, nướu sưng tấy và hay chảy máu.
- Mất răng hàm cũng đồng nghĩa với việc mất lực ăn nhai, khi đó sẽ khiến phân xương hàm bên dưới dần tiêu biến, kèm theo hiện tượng tụt lợi, lão hóa sớm.
- Mất răng số 6, số 7 lâu năm cùng hiện tượng tiêu xương khiến các răng xung quanh mất đi lực nâng đỡ và bị xô lệch. Răng đối diện răng mất ở hàm còn lại cũng có xu hướng trồi lên.
2. Mất 2 răng hàm lâu năm có trồng lại được không?
Để ngăn ngừa các vấn đề răng miệng nguy hiểm ở trên thì việc trồng răng cần thực hiện ngay từ sớm. Tuy nhiên, không ít trường hợp lơ là để tình trạng mất 2 răng hàm diễn ra lâu ngày và xuất hiện biến chứng tiêu xương hàm. Lúc này nhiều người băn khoăn không biết mất răng lâu năm có trồng răng được không.
Theo các chuyên gia nha khoa, bạn vẫn có thể trồng lại răng giả ngay cả khi cấu trúc và thể thính xương hàm đã bị biến đổi. Nhưng trước đó bác sĩ sẽ phải thực hiện bù đắp xương hàm, khôi phục xương ổ răng để đảm bảo đủ điều kiện để trồng răng.
Xem thêm: Hậu quả mất răng cấm và cách trồng răng phục hình
3. Trồng răng phục hình 2 răng mất như thế nào?
Để trồng răng phục hình khi bị mất 2 răng hàm thì bác sĩ thường khuyến cáo bạn nên thực hiện cấy ghép Implant thay vì làm cầu răng sứ. Đặc biệt là trong trường hợp mất 2 răng hàm liên tiếp hoặc mất răng hàm số 7.
Trường hợp này nếu làm cầu răng sứ sẽ khó đảm bảo được chức năng ăn nhai, độ bền vững không cao vì chỉ có 1 răng thật còn khỏe mạnh để làm trụ nâng đỡ cầu răng sứ. Hơn nữa, cầu răng sứ cũng không thể ngăn ngừa được biến chứng tiêu xương hàm, tụt lợi sau một thời gian phục hình.
Vì vậy, trồng răng Implant khi mất 2 răng vẫn là phương pháp tối ưu hơn cả. Răng Implant được phục hình từ chân răng với trụ Implant thay thế cho chân răng thật bị mất và mão răng thay thế cho thân răng. Đặc biệt, đây là phương pháp trồng răng duy nhất có thể phục hình được các trường hợp mất răng lâu năm và phải ghép xương hàm.
Ưu điểm vượt trội của phương pháp cấy ghép Implant bao gồm:
- Trồng răng thực hiện độc lập tại vị trí mất răng, không cần mài răng kế cân như cầu răng sứ nên giảm thiểu nguy cơ mất thêm răng.
- Khắc phục hoàn toàn được biến chứng tiêu xương hàm, tụt lợi, lão hóa sớm hay tình trạng xô lệch răng toàn hàm.
- Phục hình răng hiệu quả với chức năng ăn nhai tối ưu như thật răng, không lo bị bung tuột trong sinh hoạt hàng ngày.
- Trụ Implant lành tính và có khả năng tương thích tốt với xương hàm.
- Tuổi thọ cao lên tới 25 năm, có trường hợp trồng răng Implant sử dụng được vĩnh viễn.
- Cấy ghép Implant có thể thực hiện ở mọi trường hợp mất răng như mất 1 răng, nhiều răng hay toàn hàm.
Tuy nhiên, cấy ghép Implant là kỹ thuật phức tạp nên thời gian trồng răng lâu hơn các phương pháp khác. Đồng thời, người bệnh phải đảm bảo các điều kiện về sức khỏe thì mới có thể tiến hành cấy ghép Implant an toàn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm bảo thực hiện trồng răng Implant đúng quy trình, đúng kỹ thuật. Điều này rất quan trọng quyết định phần lớn đến tỷ lệ thành công của một ca phẫu thuật Implant.
4. Chi phí trồng 2 răng hàm là bao nhiêu?
Khi bị mất 2 răng hàm thì việc trồng răng nên được tiến hành sớm, vừa khôi phục chức năng ăn nhai hiệu quả vừa ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm. Khi đó, trồng răng Implant với 2 răng hàm sẽ có mức chi phí phù hợp, rẻ hơn so với trường hợp mất răng lâu năm đã bị tiêu xương hàm.
Chi phí trồng răng Implant phụ thuộc vào loại trụ Implant và mão răng sứ mà bạn sử dụng. Dưới đây là bảng giá Implant tại Nha Khoa Trẻ để bạn tham khảo:
Cấy ghép Implant | Đơn vị | Mức giá (Đồng) |
Trụ Hàn Quốc (bao gồm răng) | 1 trụ | 16.000.000 |
Trụ Mỹ (bao gồm răng) | 1 trụ | 19.000.000 |
Trụ Neodent Straumann (Brazil) (bao gồm răng) | 1 trụ | 29.000.000 |
Trụ Straumann BTX (Thụy Sĩ) (bao gồm răng) | 1 trụ | 59.000.000 |
Ghép xương + mài răng | 1 đơn vị | 6.000.000 |
Nang xoang kín | hở |
| 3.000.000 – 5.000.000 |
Với các loại trụ Implant chất lượng cao nhập khẩu chính hãng thì quá trình tích hợp xương hàm sẽ diễn ra nhanh chóng và an toàn. Nha khoa Trẻ – địa chỉ trồng răng uy tín tại Hà Nội chuyên cung cấp các vật liệu hiện đại chính hãng cùng với bác sĩ tay nghề cao, thiết bị nha khoa tiên tiến tự tin sẽ là điểm đáng tin cậy để trồng răng an toàn cho bạn. Hãy liên hệ ngay với nha khoa chúng tôi để được thăm khám và tư vấn miễn phí theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox fanpage: Nhakhoatrehanoi.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa