Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng mất hiện đại nhất hiện nay. Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, Implant đã và đang phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới. Vậy lịch sử hình thành trụ Implant trong nha khoa như thế nào? Tại sao phương pháp trồng Implant lại phát triển và được ứng dụng rộng rãi như vậy? Hãy cùng Nha Khoa Trẻ tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
1. Cấy ghép Implant là gì?
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hồi răng bị mất hiện đại nhất hiện nay nên được các chuyên gia nha khoa khuyên dùng. Kỹ thuật này sử dụng những trụ chân răng bằng chất liệu Titanium đặt vào bên trong xương hàm để thay thế cho chân răng thật đã mất. Sau đó gắn mão răng sứ lên trên trụ thông qua khớp nối Abutment để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh có độ thẩm mỹ cao và chức năng ăn nhai tốt hơn răng thật.
2. Tìm hiểu về lịch sử hình thành trụ Implant
Để có được những thành tựu to lớn như ngày nay, Implant đã trải qua khá nhiều bước cải tiến. Lịch sử hình thành trụ Implant và quá trình phát triển của trụ được thể hiện rõ nét qua các giai đoạn sau:
2.1. Theo tài liệu của các nhà khảo cổ học
Theo các tài liệu được ghi lại trước đó, việc trồng răng nha khoa từ những vật dụng quen thuộc như tre, ngà voi, xương động vật,… để thay thế cho răng bị mất đã có từ thời xa xưa.
Vào khoảng 1000 năm TCN, phát hiện và ghi nhận một trường hợp đầu tiên có răng giả bằng kim loại từ xác của vua Ai Cập. Chiếc răng giả đó ở hàm trên, có chốt bằng đồng đóng vào trong xương hàm. Tuy nhiên, chưa có dữ liệu chứng minh chiếc răng đó được gắn từ khi đức vua còn sống hay đã qua đời.
Đến khoảng 300 năm sau công nguyên, người Phoenicia đã dùng ngà voi điêu khắc hình răng rồi buộc cố định bằng dây vàng. 600 năm sau công nguyên, người Maya mài vỏ sò khá lớn ra hình dạng gần giống chiếc răng để trồng vào hàm thay thế răng đã mất. Cho đến những năm 1970, khi chụp X-quang lại, hình ảnh thu được cho thấy đã có sự hình thành xương quanh phần cắm chiếc răng giả từ vỏ sò. Điều này khiến các nhà khảo cổ không khỏi kinh ngạc.
Có thể thấy, ý tưởng và lịch sử hình thành trụ Implant đã có từ thời cổ đại và các phiên bản thì đa dạng, muôn hình vạn trạng. Từ năm 1500 đến năm 1800, việc cấy răng Implant đã có sự phân biệt giai cấp. Răng của những người nghèo khổ hoặc của những thi thể sẽ được thu mua để sử dụng cấy ghép. Tuy nhiên hình thức này đã dần biến mất nhanh chóng do không an toàn, đặc biệt là sự nhiễm trùng thứ phát của các bệnh lậu, giang mai, lao,…
Đến đầu thế kỉ 19, vật liệu cấy ghép Implant có phần tiên tiến hơn, được dùng bằng bạch kim, vàng,… nhưng tỷ lệ đào thải trong xương hàm khá cao. Năm 1937, anh em tiến sĩ nhà Stroke đã thử nghiệm dùng hợp kim crom-coban (Vitallium) để cấy ghép chúng trên người và chó nhằm phục hồi răng mất. Họ cũng được coi là một trong những người đầu tiên tiến hành trồng răng Implant thành công.
2.2. Lịch sử hình thành trụ Implant cùng giáo sư Branemark
Giáo sư Branemark là một giáo sư nghiên cứu chỉnh hình người Thụy Điển, ông được coi là cha đẻ của Implant hiện đại. Năm 1952, ông tình cờ phát hiện ra vật liệu Titanium nhờ việc đặt nó vào xương đùi bị gãy của thỏ để cố định tạm thời.
Sau vài tháng nghiên cứu và quan sát thấy xương thỏ đã lành, ông định lấy chốt Titanium ra nhưng không thể lấy ra được nên đành để lại trong cơ thể thỏ và theo dõi tiếp. Ông đã nghiên cứu mở rộng và ghi nhận không có bất cứ phản ứng xấu từ Titanium ảnh hưởng đến cơ thể sống và ông đã gọi đó là sự tương thích – tích hợp xương.
Nhận được điểm đặc biệt này, ông quyết định sẽ dùng vật liệu Titan đó để cấy vào xương hàm của người làm răng giả. Và năm 1965, ông tiến hành ca cấy ghép Implant đầu tiên sử dụng trụ chất liệu Titanium và đã cho ra kết quả thành công rực rỡ.
Sau 40 năm, chiếc răng bằng Titanium vẫn tồn tại và giữ được chức năng ăn nhai rất tốt mặc dù nhiều răng thật đã rụng do tuổi tác. Đến cuối cùng, răng Implant đó đã tồn tại suốt đời, đến khi bệnh nhân qua đời.
Sau nghiên cứu vĩ đại này, Titanium đã trở thành vật liệu làm Implant, mở đường cho những thành công rực rỡ của kỹ thuật cấy ghép răng nha khoa. Sau khi đã tìm được vật liệu phù hợp, các nhà khoa học sau này đã liên tục nghiên cứu để cải tiến hình dạng, bề mặt, cấu trúc,… của trụ sao cho tỷ lệ cấy ghép thành công đạt được cao nhất và đảm bảo cho việc ăn nhai tối đa.
2.3. Các cải cách về thiết kế Implant
Thành công của giáo sư Branemark đã chính thức đi vào lịch sử hình thành trụ Implant. Kể từ đó, Implant nha khoa đã trải qua nhiều lần cải cách. Đến nay, phương pháp cấy ghép Implant đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc và trở thành phương pháp phục hình răng phổ biến trên thế giới đối với các trường hợp mất răng đơn lẻ, bán phần và toàn bộ tỷ lệ tồn tại.
Sau lịch sử hình thành trụ Implant đó, thành công cấy ghép răng đạt hơn 95% trong 10 năm và phát triển hơn nữa theo các giai đoạn:
- Giai đoạn 1965 – 1985: Nghiên cứu tích hợp xương và ứng dụng lâm sàng
Giai đoạn này có sự tranh cãi về 2 đặc điểm quan trọng: phương thức lành thương và bề mặt Implant.
Cùng là trụ Titanium nhưng 1 bên là dạng vít, được chế tác bằng máy và vùi Implant trong giai đoạn lành thương. Còn 1 bên thì có nhiều hình dạng khác nhau, bề mặt thô ráp, không vùi Implant và có phun Titanium plasma. Sau 30 năm phát triển, 2 nhóm quan điểm khác nhau này đã tạo thành 2 hai hệ thống Implant thành công và nổi tiếng nhất trong nha khoa đó là Nobel Biocare và Straumann.
- Giai đoạn 1985 – 2000: Implant có tiến bộ quan trọng về mặt thẩm mỹ
Ở thời điểm này, Implant có rất nhiều bước tiến về mặt thẩm mỹ. Các thành phần phục hình xuất hiện như: trụ phục hình bẻ góc, trụ phục hình thẩm mỹ. Đặc biệt, các kỹ thuật để cải thiện tình trạng mô xương và mô mềm cũng dần phát triển và ngày một hoàn thiện, ví dụ như: tái sinh xương có hướng dẫn, phẫu thuật nâng xoang, ghép màng.
- Giai đoạn 1985 – 2000: Hoàn thiện bề mặt Implant
Bề mặt Implant được cải tiến và hoàn thiện giúp giảm thời gian lành thương, tăng khả năng tích hợp trụ Titanium một cách tối đa. Điều này giúp đơn giản hóa trong quá trình cấy ghép, giúp bệnh nhân nhanh chóng khắc phục được tình trạng mất răng. Đồng thời giữ được sự ổn định lâu dài khi phục hình răng, giảm đau, giảm được số lần phẫu thuật và giảm tỷ lệ biến chứng xuống mức thấp nhất có thể.
- Từ sau năm 2000 đến nay: Ứng dụng công nghệ số vào Implant trong nha khoa
Song song với sự phát triển của khoa học, công nghệ số và thiết bị hiện đại đã được ứng dụng trong cấy ghép răng Implant. Vì thế mà quy trình kỹ thuật ngày càng được chuẩn hóa giúp mang lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.
Xem thêm:
Cấy ghép Implant cải thiện hệ tiêu hóa như thế nào?
Tại sao Titanium tương thích sinh học trong Implant?
3. Tại sao răng Implant được ứng dụng rộng rãi trên thế giới?
Trong suốt lịch sử hình thành trụ Implant, phương pháp này đã khẳng định được vai trò to lớn của mình trong y khoa và nhanh chóng phát triển hơn. Đến nay Implant được ứng dụng rộng rãi bởi:
- Về mặt sinh học: Implant được làm bằng vật liệu Titanium thuần khiết, có tính tương thích sinh học cao với cơ thể con người nên khi thực hiện cấy ghép răng, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn đối với sức khỏe.
- Khôi phục tối đa chức năng ăn nhai: Răng Implant bền chắc hơn răng thật. Trụ Implant luôn luôn bám chắc vào xương hàm. Vì thế, người trồng răng Implant có thể ăn nhai thoải mái như răng thật, thậm chí tốt hơn răng thật.
- Hạn chế tiêu xương hàm: Khi răng bị mất đi, phần xương ở vị trí răng mất không được tác động nhiều nên dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Nếu để lâu không can thiệp phục hình răng thì sẽ xuất hiện tình trạng hõm nướu, hõm môi khiến gương mặt bị lệch. Do đó, nhờ cấu tạo răng Implant đặc biệt nên tình trạng tiêu xương hàm sẽ được ngăn chặn, đồng thời kích thích xương hàm phát triển bình thường.
- Bảo vệ các răng thật xung quanh: Khi răng bị mất, các răng kế cận cũng mất đi một điểm tựa. Lâu dần, do tác động của ăn nhai, các răng bên cạnh dễ bị ngả nghiêng, dịch chuyển xô lệch vào nhau.
- Tính thẩm mỹ cao: Trải qua các nghiên cứu và bề dày lịch sử hình thành trụ Implant, hiện nay Implant đã đạt đến độ thẩm mỹ tuyệt đối, rất giống với răng thật. Bệnh nhân có thể tự tin giao tiếp sau khi cấy ghép răng.
- Tuổi thọ lâu dài, có thể để trọn đời: Titanium có độ bền cao, thêm vào đó là tính tương thích với cơ thể rất tốt. Nhờ vậy mà tuổi thọ của Implant lên đến 25 năm. Ngoài ra, nếu bạn thực hiện trồng răng tại nha khoa uy tín, tay nghề bác sĩ cao, chất lượng trụ tốt và bạn có cách chăm sóc răng miệng tốt thì tuổi thọ của Implant có thể lên đến trọn đời.
Trên đây là toàn bộ lịch sử hình thành trụ Implant mà Nha Khoa Trẻ đã tổng hợp. Nếu bạn đang quan tâm đến phương pháp cấy ghép Implant để phục hình răng mất, hãy liên hệ với Nha Khoa Trẻ để được tư vấn thêm nhiều thông tin hữu ích và phù hợp nhé.