NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Hàm răng giả bị lỏng phải xử lý như thế nào?

Sau khi sử dụng hàm giả tháo lắp thì không ít người cảm thấy bất tiện vì hàm răng giả bị lỏng lẻo và dễ bị rơi khi ăn uống hoặc nói chuyện. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Hàm giả tháo lắp được khá nhiều người lựa chọn để phục hình răng mất bởi nó có mức chi phí tương đối thấp. Tuy nhiên, sau khi sử dụng thì không ít người cảm thấy bất tiện vì hàm răng giả bị lỏng lẻo và dễ bị rơi khi ăn uống hoặc nói chuyện. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Tại sao hàm răng giả bị lỏng và dễ rơi ra ngoài?

Răng giả tháo lắp phù hợp với các trường hợp mất nhiều răng hoặc toàn bộ răng đã mất trên cung hàm. Hàm răng giả có cấu tạo gồm một nền nhựa gắn liền với các răng giả bằng nhựa hoặc sứ, nền nhựa được thiết kế vừa vặn và bám sát vào nướu để đảm bảo nguyên tắc sát khít.

Hàm răng giả được thiết kế vừa vặn với cung hàm của người bệnh

Nhưng sau một thời gian sử dụng, hàm giả có thể trở nên lỏng lẻo và dễ bị rơi khi sử dụng, nguyên nhân dẫn đến việc hàm răng giả bị lỏng là do:

  • Nền nhựa bị biến dạng trong quá trình sử dụng, nền nhựa bị va đập hoặc bị tác động môi trường nóng lạnh. Khi đó hàm giả sẽ không còn vừa vặn và ôm sát viền nướu như trước.
  • Nguyên nhân phổ biến khiến hàm răng giả bị lỏng là do nướu lợi, khung xương hàm bị biến dạng. Đây là hiện tượng tiêu biến xương hàm xảy ra ở hầu hết các trường hợp mất răng khiến cho xương hàm và nướu lợi ngày càng teo tóp lại.
  • Số ít trường hợp hàm răng giả bị lỏng là do nguyên nhân chế tác sai tỉ lệ, hàm giả không phù hợp với cung hàm của người bệnh nên dễ bị rơi.

Thông thường, sử dụng hàm răng giả tháo lắp khoảng 3 – 5 năm thì sẽ có dấu hiệu lỏng lẻo do những thay đổi nhất định ở cấu trúc xương hàm và hàm giả không còn bền chắc như trước. Nếu cứ sử dụng hàm giả như vậy thì về lâu dài sẽ khiến vùng nướu lợi bị tổn thương nặng nề dẫn đến các bệnh răng miệng nguy hiểm. Để khắc phục tình trạng này thì tốt nhất là bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra răng miệng và có cách xử lý kịp thời.

Tình trạng tiêu xương hàm khiến hàm răng giả bị lỏng, không còn vừa vặn với cung hàm

2. Phải làm sao khi hàm răng giả bị lỏng?

Nếu hàm răng giả bị lỏng hoặc rơi ra ngoài thì bác sĩ sẽ xem xét nguyên nhân, đánh giá sức khoẻ răng miệng để có phương pháp điều trị phù hợp.

  • Làm lại hàm răng giả với các trường hợp hàm bị biến dạng hoặc nứt vỡ.
  • Các trường hợp nướu lợi bị đau nhức, bị viêm nhiễm thì sẽ phải điều trị triệt để trước khi làm hàm giả hoặc phục hình bằng phương pháp khác.
  • Tình trạng hàm răng giả bị lỏng do biến chứng tiêu xương hàm thì lúc này làm hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ không thể khắc phục được. Khung xương hàm bị tiêu hõm, gương mặt mất cân đối hay các răng kế cận đã bị tổn thương thì buộc phải phục hình răng mất bằng cấy ghép Implant (kết hợp với phẫu thuật ghép xương hàm).

Thực tế, hàm răng giả tháo lắp chỉ được khuyến khích sử dụng ở những người lớn tuổi khi không thể làm cầu răng sứ và trồng răng Implant. Bởi phương pháp này không thể ngăn ngừa được các biến chứng do mất răng gây ra, đặc biệt là tình trạng tiêu xương hàm khiến khuôn mặt bị biến dạng, lão hóa sớm.

Do đó, theo khuyến cáo của nha sĩ thì tốt nhất là nên trồng răng Implant sau mất răng để phục hồi chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và bảo vệ răng miệng tối ưu. Đây là phương pháp trồng răng duy nhất có khả năng ngăn ngừa biến chứng tiêu xương hàm do mất răng gây ra.

Xem thêm: 

Làm cầu răng sứ cho răng cửa có tốt không?

Làm cầu răng số 6 có bền không? Chi phí trồng răng là bao nhiêu?

Phục hình răng từ chân răng với Implant sẽ ngăn ngừa được biến chứng tiêu xương hàm

3. Lưu ý khi sử dụng hàm giả tháo lắp để tăng độ bền cho hàm

Để sử dụng hàm giả tháo được lâu dài, tránh tình trạng hàm răng giả bị lỏng lẻo thì cần có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý và lưu ý bảo quản hàm răng tháo lắp đúng cách.

  • Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày và đừng quên vệ sinh hàm giả tháo lắp để tránh lây lan vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Chải răng và chải cả nướu, lưỡi và vòm miệng vào mỗi buổi sáng để giúp mô trong khoang miệng được lưu thông và loại bỏ mảng bám.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng giả phù hợp chứ không nên dùng kem đánh răng thông thường hay chất tẩy rửa mạnh vì rất dễ khiến hàm giả bị mòn.
  • Nên tháo hàm răng giả tháo lắp ra khi đi ngủ và ngâm hàm giả trong dung dịch nước muối sinh lý hoặc ngâm trong dung dịch nước giấm pha loãng, nên dùng giấm trắng. Sau khi lấy ra thì hãy rửa sạch với nước để tránh vị chua khó chịu của giấm.
  • Khi sử dụng hàm giả thì nên bảo quản kỹ lưỡng, tránh đánh rơi, tì đè vật nặng hoặc để ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
Lưu ý vệ sinh hàm răng giả đều đặn để sử dụng lâu dài

Như vậy, để ngăn ngừa tình trạng hàm răng giả bị lỏng, bị rơi ra ngoài cũng như các biến chứng không mong muốn thì bạn hãy cân nhắc lựa chọn phương pháp trồng răng phù hợp. Đồng thời lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, thiết bị nha khoa hiện đại để giúp quá trình trồng răng diễn ra an toàn, đạt kết quả tối ưu nhất.

NHA KHOA TRẺ – NHA KHOA UY TÍN TẠI HÀ NỘI

  • Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
  • Hotline: 0901.334.334
  • Fanpage: nhakhoatrehanoi
  • Website: https://nhakhoatre.com/
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.