Diệt tủy răng có ảnh hưởng gì không? Cần lưu ý những gì?
Diệt tủy răng có ảnh hưởng gì không? Đây là vấn đề rất nhiều người lo ngại khi cần điều trị tủy răng viêm nhiễm, hoại tử. Cùng tìm hiểu bài viết này để được giải đáp chi tiết.
Diệt tủy răng có ảnh hưởng gì không? Đây là vấn đề rất nhiều người lo ngại khi cần điều trị tủy răng viêm nhiễm, hoại tử. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết vấn đề này nhé!
1. Tủy răng là gì? Vai trò của tủy răng
Một chiếc răng khỏe mạnh sẽ bao gồm 3 cấu phần là men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, tủy răng là tổ chức trong cùng của răng và có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng các mô răng.
Tủy răng có chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu nằm trong một hốc giữa ngàn răng. Tủy răng gồm có thân răng (buồng tủy) và chân răng (ống tủy),được bao bọc bởi ngà răng và men răng bên ngoài.
Một răng có thể có từ 1 đến 4 ống tủy, cụ thể răng cửa sẽ có 1 ống tủy, răng cối nhỏ thì có 2 ống tủy còn răng cối lớn thì có từ 3 – 4 ống tủy. Cấu trúc tủy trong mỗi ống tủy là những sợi mô mảnh, được phân nhánh từ buồng tủy thân răng xuống vùng chóp răng.
Vai trò của tủy răng như sau:
- Cảm nhận và dẫn truyền cảm giác khi bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài lên răng như cảm ê buốt, nóng, lạnh hay cảm giác đau nhức khi bị chấn thương, sâu răng,…
- Tạo ngà răng, tham gia nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng.
- Chức năng nuôi dưỡng các thành phần sống của phức hợp tủy và ngà răng.
- Có chức năng bảo vệ răng thông qua hai quá trình tái tạo ngà răng và đáp ứng miễn dịch đảm bảo duy trì sự sống và lành mạnh của răng.
2. Diệt tủy răng có ảnh hưởng gì không?
Mặc dù tủy răng được bảo vệ bởi lớp ngà răng và men răng bên ngoài, nhưng khi hai lớp mô răng này đã bị tổn thương nghiêm trọng thì sẽ tạo thành cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào tủy răng gây viêm tủy, hoại tử tủy. Lúc này việc điều trị tủy là bắt buộc để cải thiện sức khỏe của răng, trong một số trường viêm tủy nặng có thể sẽ phải tiến hành diệt tủy răng. Khi đó, sức khỏe của răng miệng sau khi diệt tủy răng có ảnh hưởng gì không?
Như đã nói, tủy răng là nguồn sống của răng, nên khi diệt tủy răng sẽ đồng nghĩa với việc răng đã “chết”, lúc này người bệnh cũng sẽ không cảm giác được ê buốt, nóng, lạnh hay tình trạng đau nhức như thông thường. Răng sau mất tủy không còn cảm giác bình thường khi ăn nhai, độ cứng và độ bền của răng cũng giảm sút đáng kể. Răng mất tủy càng về sau sẽ càng giòn, dễ bị mẻ gãy do lực tác động hàng ngày.
Chính vì vậy, việc diệt tủy răng chỉ được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp cần thiết để ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Nếu xảy ra các trường hợp tủy răng bị viêm quá nặng gây áp xe răng, tiêu xương hàm thì bắt buộc phải nhổ bỏ răng và thực hiện trồng răng giả để phục hình.
3. Lưu ý quan trọng sau khi tiến hành điều trị tủy răng
Như vậy, diệt tủy răng có gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe răng miệng nhưng vẫn là chỉ định bắt buộc trong một số trường hợp ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm hơn nữa. Sau khi diệt tủy thì răng yếu hơn bình thường, dễ lung lay và vỡ mẻ bất cứ lúc này nên bạn cần đặc biệt lưu ý đến chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày.
- Hạn chế ăn nhai các thực phẩm cứng và dai ở khu vực răng đã diệt tủy.
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày để tránh tích tụ mảng bám và cao răng gây sâu răng.
- Đánh răng nhẹ nhàng, tránh tác động lực quá mạnh nên răng điều trị tủy vì có thể làm mẻ vỡ răng.
Theo các chuyên gia nha khoa khuyến cáo thì sau điều trị tủy bạn nên thực hiện bọc răng sứ để duy trì chức năng ăn nhai lâu dài, đảm bảo thẩm mỹ. Và hơn hết là răng thật sẽ được bảo vệ bởi răng sứ, từ đó răng sẽ tồn tại được lâu dài.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa