Khi thực hiện niềng răng, không ít trường hợp bác sĩ chỉ định thêm các thủ thuật hỗ trợ khác. Trong đó việc đặt thun tách kẽ răng khá phổ biến và nó nắm vai trò quan trọng trong quá trình chỉnh nha về sau.
Nội dung bài viết
- 1. Thun tách kẽ là gì? Có tác dụng gì?
- 2. Tách kẽ răng để làm gì?
- 3. Trường hợp cần tách kẽ răng khi niềng
- 4. Niềng răng không đặt thun tách kẽ được không?
- 5. Thời gian đeo thun tách kẽ là bao lâu?
- 6. Cách đặt chun tách kẽ như thế nào?
- 7. Tách kẽ niềng răng có đau không?
- 8. Sau khi đặt thun tách kẽ cần làm gì?
- 9. Nuốt thun tách kẽ có sao không?
- 10. Rớt thun tách kẽ phải làm sao?
1. Thun tách kẽ là gì? Có tác dụng gì?
Thun tách kẽ (Orthodontic Separators) là những miếng cao su hình tròn hoặc những thanh kim loại hình chữ L. Chúng được sử dụng để gắn vào các kẽ răng số 5, số 6, số 7 trước khi chỉnh nha để nới rộng khoảng cách giữa các răng.
2. Tách kẽ răng để làm gì?
Đặt thun tách kẽ được ứng dụng chủ yếu trong niềng răng mắc cài, giúp răng có diện tích để dịch chuyển. Đồng thời hỗ trợ việc đặt khâu (band) diễn ra thuận lợi hơn, quá trình gắn mắc cài, dây cung, dây thun hay khí cụ nong hàm cũng trở nên dễ dàng.
Khi thực hiện niềng răng, bác sĩ thường chỉ định đặt thun tách kẽ cho khách hàng trong lần hẹn thứ 2. Số lượng thun cần sử dụng sẽ dao động từ 1-12 chiếc tùy vào tình trạng răng miệng thực tế ở mỗi người.
3. Trường hợp cần tách kẽ răng khi niềng
Với các trường hợp chỉnh nha mắc cài, nếu các răng không có đủ khoảng trống để đặt khâu vào răng thì cần đặt thun tách kẽ. Đặc biệt được sử dụng ở các vị trí răng hàm và các răng lộn xộn, chen chúc.
Ngược lại, bạn sẽ không phải đặt chun tách kẽ nếu có hàm răng thưa, đủ khoảng trống để niềng răng thuận lợi. Ngoài ra, một số thủ thuật khác có thể được sử dụng để thay thế thun tách kẽ là cắm minivis niềng răng trên nướu và dùng thun để dịch chuyển răng.
Với mỗi ca chỉnh nha sẽ được lên kế hoạch chi tiết trước khi tiến hành, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn các thủ thuật niềng răng cần áp dụng. Vì vậy, hãy đến trực tiếp nha khoa uy tín để biết chính xác trường hợp của mình có phải đặt chun tách kẽ hay không.
4. Niềng răng không đặt thun tách kẽ được không?
Có thể niềng răng không đặt thun tách kẽ theo chỉ định từ bác sĩ. Có thể nhiều người quan ngại đặt thun tách kẽ răng sẽ gây đau nhức, khó chịu nên mong muốn không cần đặt thun. Bạn sẽ không cần tiến hành thủ thuật này nếu gặp một trong hai trường hợp dưới đây:
- Răng thưa và đủ khoảng trống để đặt các khí cụ niềng răng ở trong khoang miệng.
- Bác sĩ ứng dụng một số phương pháp khác như cắm minivis trên nướu, dùng thun dịch chuyển răng về phía minivis.
Mặc dù vậy, việc niềng răng không đặt thun tách kẽ được không hoàn toàn không hoàn toàn do bệnh nhân quyết định. Với mỗi cá nhân sẽ có tình trạng răng miệng khác nhau và cần ứng dụng những phương pháp phù hợp để đem đến hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.
5. Thời gian đeo thun tách kẽ là bao lâu?
Thông thường, để hỗ trợ tốt cho quá trình niềng răng thì khách hàng cần đeo thun tách kẽ trong khoảng 1-2 tuần. Bác sĩ sẽ xác định thời điểm tháo thun tách kẽ khi giữa các răng đã có khoảng cách đạt chuẩn, đủ điều kiện để gắn band và các khí cụ chỉnh nha khác.
6. Cách đặt chun tách kẽ như thế nào?
Quá trình gắn thun tách kẽ cũng khá đơn giản, với các bác sĩ có chuyên môn thì chỉ mất khoảng 2-3 phút là hoàn thành. Vì vậy buổi thăm khám của bạn sẽ diễn ra nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian.
Có 2 cách đặt chun tách kẽ răng mà bác sĩ thực hiện ở mỗi ca niềng răng mắc cài. Cụ thể như sau:
Cách 1: Sử dụng chỉ nha khoa
Bác sĩ luồn chỉ nha khoa co giãn vào dây thun, đặt chỉ nha khoa vào chính giữa kẽ răng. Thực hiện kéo chỉ nha khoa về một phía đến khi chun tách kẽ nằm giữa hai răng. Cuối cùng tháo chỉ nha khoa ra khỏi răng là hoàn tất.
Cách 2: Dùng kìm đặt thun tách kẽ
Dùng kìm phân tách nha khoa kẹp vào 2 phần đầu thun tách kẽ. Kéo giãn dây thun về 2 phía để chúng mỏng hơn rồi luồn vào kẽ răng.
7. Tách kẽ niềng răng có đau không?
Đặt thun tách kẽ có đau không cũng là một trong những chủ đề được người niềng quan tâm rất nhiều. Thực tế, việc đặt chun tách kẽ có thể gây ra cảm giác khó chịu, kênh cộm, vướng víu và thậm chí đau nhức ê ẩm trên răng.
Điều này được các chuyên gia lý giải là do thun tách kẽ liên tục ép răng phải dịch chuyển với tốc độ nhanh. Khi đó tạo nên những cơn đau nhức, nhiều người còn nhận xét cảm giác này còn khó chịu hơn so với các cơn đau niềng răng.
Tuy nhiên, cơn đau này không đáng lo ngại vì nó chỉ xảy ra trong 1 – 2 ngày đầu đặt thun và sau đó chỉ là cảm giác vướng víu thông thường. Cường độ cơn đau cũng không quá đáng sợ như mọi người tưởng, vì vậy bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Xem thêm: Đánh lún răng trong niềng răng chỉnh nha
8. Sau khi đặt thun tách kẽ cần làm gì?
Là bước đầu tiên trong quá trình niềng răng chỉnh nha, chắc chắn sẽ nhiều người thắc mắc sau khi đặt thun tách kẽ thì cần làm gì. Để quá trình này diễn ra nhẹ nhàng và thoải mái hơn, xin mời bạn đến với những gợi ý dưới đây từ Nha khoa Trẻ.
8.1 Cách giảm đau khi tách kẽ răng
Cảm giác đau nhức sau khi tách kẽ răng là khó thể tránh khỏi. Để giảm đau và nhanh chóng vượt qua cảm giác này, bạn có thể:
- Chườm lạnh bên ngoài má để giảm nhẹ những cơn đau khi niềng răng, tách kẽ răng.
- Có thể uống thuốc giảm đau nhưng không nên lạm dụng và cần có sự tư vấn của bác sĩ.
8.2 Tách kẽ răng nên ăn gì?
Những loại thực phẩm mềm, không cần nhai nhiều và không dắt dính sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Tiêu biểu là cháo, súp, các loại rau củ đã được ninh nhừ. Bạn không nên sử dụng các đồ ăn quá dai hay quá cứng để hạn chế đau nhức lúc này. Các thói quen xấu như nhai đá, nghiến răng, dùng chất kích thích,… cũng cần hạn chế.
8.3 Vệ sinh đúng cách khi đặt thun tách kẽ
Dưới đây là một số lưu ý để bạn vệ sinh đúng cách khi đặt thun tách kẽ:
- Tuyệt đối không sử dụng chỉ nha khoa hay tăm nước trong thời điểm đang tách kẽ răng.
- Chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, hạn chế chải mạnh gây bung hoặc tuột thun.
- Sử dụng thêm các loại nước súc miệng chuyên dụng hay nước muối sinh lý để khoang miệng được làm sạch triệt để.
9. Nuốt thun tách kẽ có sao không?
Nếu bệnh nhân lỡ nuốt thun tách kẽ thì cũng không cần quá lo lắng. Đây là sản phẩm có chất liệu cấu tạo hoàn toàn vô hại với cơ thể. Sau một thời gian, thun cũng sẽ bị đào thải ra ngoài mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Việc bây giờ bạn cần làm là gọi điện cho bác sĩ và sẽ được gắn thun khác lại.
10. Rớt thun tách kẽ phải làm sao?
Tương tự với trường hợp lỡ nuốt phải, bạn cần đến ngay địa chỉ nha khoa mình lựa chọn để khắc phục sớm. Nếu không nhanh chóng xử lý, tiến độ niềng răng của bạn có thể bị ảnh hưởng và kéo dài ngoài dự kiến.
Như vậy, những thông tin về việc đặt thun tách kẽ khi niềng răng đã được chia sẻ chi tiết ở trên. Nếu bạn cần được tư vấn thêm về bất kỳ vấn đề liên quan nào khác thì có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 để được hỗ trợ nhanh chóng.