NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Tại sao cần cố định răng trước khi tháo niềng? Các phương pháp

Tại sao cần cố định răng trước khi tháo niềng? Các phương pháp

Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu về tại sao cần cố định răng trước khi tháo niềng. Bên cạnh những lý do cụ thể, bài viết còn cung cấp những phương pháp và lưu ý quan trọng tới bạn đọc. Vậy thì bạn đọc còn chần chờ gì nữa? Hãy cùng theo dõi chi tiết các nội dung được đề cập ngay bây giờ.

1. Cố định răng trước khi tháo niềng là gì? 

Cố định trước khi tháo niềng là kỹ thuật cố định chân răng tại vị trí mới bằng cách sử dụng dây thép và mắc cài. Đây cũng là một bước quan trọng trong quy trình chỉnh nha trước khi tháo niềng răng. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn kỹ thuật này với việc đeo hàm duy trì thực hiện sau khi tháo niềng. 

Dây thép và mắc cài sẽ được sử dụng để cố định trước khi tháo niềng

Dây thép và mắc cài sẽ được sử dụng để cố định trước khi tháo niềng

2. Tại sao cần cố định răng trước khi tháo niềng?

Tác dụng quan trọng nhất của cố định răng trước khi tháo niềng là giữ chân răng ổn định ở vị trí mới. Sau một quá trình liên tục tác động lên răng, xương hàm và răng sẽ được dịch chuyển dần đến vị trí mong muốn. Lúc này, cả xương hàm và răng cần thời gian làm quen cũng như thích nghi ở vị trí mới. 

Để giải thích cho điều này, các bác sĩ tại Nha khoa Trẻ đã đề cập tới áp lực mô mềm và sự ổn định của răng, xương hàm. Ở mỗi cá nhân, tác động hay các chỉ số liên quan đến điều này có thể hoàn toàn khác nhau. Nếu không thực hiện cố định, răng sẽ có xu hướng tịnh tiến về vị trí ban đầu. 

Đây chắc chắn là điều không ai mong muốn sau khi trải qua một quá trình niềng tiêu tốn rất nhiều chi phí, công sức, thời gian,… Không chỉ để ổn định răng và xương hàm, cố định răng trước khi tháo niềng còn giúp duy trì kết quả chỉnh nha trước khi tiến hành các bước cuối cùng.

Kết quả chỉnh nha sẽ được duy trì trước khi tháo niềng

Kết quả chỉnh nha sẽ được duy trì trước khi tháo niềng

3. Các phương pháp cố định răng khi tháo niềng

Hiện nay có 2 phương pháp cố định phổ biến nhất là cố định chân răng và sử dụng hàm duy trì. Hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu chi tiết về cả hai phương pháp này ngay bây giờ. 

3.1 Cố định chân răng

Đúng như tên gọi của mình, phương pháp này sẽ kết hợp các dây thép cùng mắc cài để cố định chân răng. Lực giữ răng sẽ được tinh chỉnh phù hợp cùng sự tương thích từ các khí cụ để đem lại hiệu quả rất tốt. Nha khoa Trẻ đánh giá đây là phương pháp cố định trước khi tháo niềng hiệu quả và an toàn bậc nhất cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, không phải cơ sở nha khoa nào cũng thực hiện kỹ thuật này. Nguyên nhân có thể do trình độ bác sĩ chuyên môn cao, phương pháp niềng hiện đại hoặc chủ động cắt bớt quy trình. Do đó, bạn cần tìm hiểu chi tiết về quy trình niềng răng của mỗi nha khoa, mỗi phương pháp trước khi thực hiện. 

3.2 Cố định bằng hàm duy trì

Trên thực tế, bác sĩ có thể tiến hành cho bệnh nhân đeo hàm duy trì luôn thay vì phải cố định trước khi tháo niềng. Về tác dụng, hai phương pháp này đem lại hiệu quả gần như tương đương nhau.

Bác sĩ có thể cho bệnh nhân đeo hàm duy trì luôn thay vì cố định

Bác sĩ có thể cho bệnh nhân đeo hàm duy trì luôn thay vì cố định

Dưới đây là 3 loại hàm duy trì phổ biến nhất hiện nay mà bạn đọc có thể tham khảo. 

  • Hàm duy trì cố định: Cấu tạo gồm 1 thanh thép dạng thẳng và xoắn gắn cố định vào răng trước. Loại hàm này có ưu điểm về giá thành, mức độ hiệu quả nhưng có thể cọ vào lưỡi gây khó chịu. 
  • Hàm tháo lắp kim loại: Có thể tháo lắp linh hoạt, phục vụ quá trình ăn uống và vệ sinh của bệnh nhân. Độ bền cũng được đánh giá cao hơn nhưng cần chủ động đeo thường xuyên để răng không chạy về vị trí cũ.
  • Hàm tháo lắp nhựa: Chế tạo từ nhựa trong suốt, ôm khít lấy răng đem lại vẻ thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, việc vệ sinh và đeo vẫn cần tuân thủ theo chỉ định bác sĩ. 

4. Lưu ý khi cố định và tháo niềng răng

Khi thực hiện cố định trước khi tháo niềng, bạn cần lưu ý một số vấn đề cụ thể dưới đây.

  • Chỉ thực hiện cố định và tháo niềng theo đúng chỉ định từ bác sĩ. 
  • Bạn hoàn toàn có thể cố định răng sớm nếu tình trạng răng ổn định cũng như đáp ứng các yêu cầu. 
  • Thường xuyên theo dõi và báo cáo cho bác sĩ về tình trạng răng miệng.
  • Chủ động theo dõi tình trạng răng miệng và đánh giá dựa trên phác đồ bác sĩ đưa ra.
  • Có một chế độ ăn uống phù hợp, tránh đồ ăn quá dai, quá cứng, quá nóng hay quá lạnh.
  • Nếu có bất kỳ vấn đề gì như đau nhức, cảm giác răng xô lệch,… thì bạn cần bình tĩnh và thông báo cho bác sĩ.  
  • Tái khám định kỳ mỗi 6 tháng hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh nhân cần tiến hành tái khám định kỳ mỗi 6 tháng theo chỉ định

Bệnh nhân cần tiến hành tái khám định kỳ mỗi 6 tháng theo chỉ định

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Cố định răng trước khi tháo niềng” từ các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ. Hi vọng với những thông tin được cung cấp, bạn đọc sẽ tự tin hơn trong hành trình niềng răng chỉnh nha của bản thân. Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ để được tư vấn và hỗ trợ qua hotline 0901.334.334.  

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website