Chân răng nổi cục trắng là dấu hiệu của bệnh gì? – Cách khắc phục
Chân răng nổi cục trắng là dấu hiệu đang mắc phải các bệnh về răng miệng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra bệnh lý nghiêm trọng khác và khó có thể điều trị dứt điểm.
Chân răng nổi cục trắng là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn xâm nhập khiến bạn đang mắc phải các bệnh về răng miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, rất có thể nó sẽ gây ra những bệnh lý răng miệng nguy hiểm hoặc các rủi ro nghiêm trọng khác. Bài viết dưới đây, Nha khoa Trẻ sẽ mang đến cho bạn các thông tin hữu ích về hiện tượng này và cách khắc phục hiệu quả nhất.
1. Những dấu hiệu khi chân răng nổi cục trắng
Những dấu hiệu của hiện tượng chân răng nổi cục trắng có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Đầu tiên là xuất hiện những cục trắng có nước. Lâu dần sẽ bị vỡ và hình thành nhiệt miệng hoặc chuyển thành những cục mụn mủ màu trắng quanh chân răng.
Khi xuất hiện những cục trắng này, bạn sẽ cảm thấy bị cộm, vướng, thậm chí là đau nhức, khó chịu làm ảnh hưởng đến việc ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, khi hiện tượng này xuất hiện ở trẻ em, thì sẽ rất khó phát hiện bởi trẻ không thể nào tự nhận diện được. Bố mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để biết con mình có bị nổi cục trắng ở chân răng hay không.
- Miệng của trẻ có mùi hôi, bị chảy máu chân răng khi vệ sinh răng miệng hoặc ăn uống.
- Trẻ bị đau nhức nên quấy khóc, không thể vui chơi, sinh hoạt như bình thường.
- Nếu bị nặng hơn trẻ có thể bị sốt, phát ban, bị sưng nhẹ.
Xem thêm: Nướu răng nổi cục thịt có nguy hiểm không? – Cách điều trị dứt điểm
2. Chân răng nổi cục trắng là dấu hiệu của bệnh gì?
2.1. Sâu răng không được điều trị sớm
Sâu răng là bệnh lý rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Hầu hết tình trạng này đều có thể dễ dàng điều trị trong giai đoạn đầu nhưng nếu để kéo dài thì vi khuẩn sẽ tấn công làm phá hủy men răng và tổn thương mô răng. Thậm chí chân răng nổi cục trắng do nhiễm khuẩn lây lan.
Nếu không được điều trị kịp thời, cục mủ trắng nhỏ này sẽ làm ảnh hưởng đến tủy, dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử. Khi này, dịch tuỷ răng sẽ chảy xuống và tích tụ ở ổ răng, gây sưng đỏ và trở thành cục thịt thừa.
2.2. Chân răng nổi cục trắng là dấu hiệu của áp xe răng
Áp xe răng thường là do sâu răng nặng gây viêm tuỷ và lan xuống chân răng và xương hàm. Khi xương hàm bị hoại tử thì mủ trắng nổi lên để thoát ra ngoài. Những nốt trắng này là mủ màu trắng đục hoặc vàng xanh, nó sẽ to dần và bị vỡ khi bị chạm vào.
2.3. Viêm nướu triển dưỡng
Viêm nướu triển dưỡng xảy ra khi vôi răng và mảng bám khiến nướu bị tổn thương gây ra đau nhức, khó chịu và vùng nướu chân răng bị nổi cục mủ trắng. Ngoài ra, bệnh lý này còn gây nên tình trạng viêm loét, chảy máu.
2.4. Hoại tử sàn miệng
Đây được xem là bệnh lý nặng nhất của tình trạng chân răng nổi cục trắng. Đầu tiên là xuất hiện những ổ mủ trắng trên nướu, sau đó sẽ lan rộng ra xương hàm, lưỡi, cằm khiến cho bạn khó hô hấp, gây ra rủi ro rất lớn. Bên cạnh đó, đây còn có thể là những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư miệng. Bạn nên đến thăm khám nha khoa để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.
3. Chân răng nổi cục trắng có nguy hiểm hay không?
Chân răng xuất hiện các cục trắng có thể là do bị kích ứng bởi thức ăn, vệ sinh răng miệng kém, vôi răng hoặc một số bệnh lý không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu mủ trắng xuất hiện do các bệnh lý nguy hiểm gây ra thì sẽ dẫn đến nhiều rủi ro như:
- Mất răng: Cục mụn trắng có thể gây ảnh hưởng đến chân răng, dẫn đến viêm chân răng, viêm tuỷ răng. Không thể hồi phục được sẽ gây ra mất răng.
- Hoại tử niêm mạc miệng: Vi khuẩn từ cục trắng ở chân răng có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, hàm. Từ đó dẫn đến hoại tử niêm mạc miệng. Thậm chí ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
- Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn do chân răng nổi cục trắng có thể xâm nhập vào đường máu thông qua các mô nướu. Từ đó gây ra nhiễm trùng huyết và ảnh hưởng đến tính mạng.
- Ung thư miệng: Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến ung thư miệng, tăng nguy cơ tử vong.
4. Cách khắc phục chân răng nổi cục trắng hiệu quả nhất
Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng do tình trạng răng miệng và thể trạng mỗi người là khác nhau nên cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo những cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả sau:
Thay đổi chế độ ăn uống
Hạn chế ăn vặt, những đồ ăn chứa nhiều đường, Axit, đồ uống có ga,… để ngăn ngừa tối đa các bệnh lý về răng miệng. Thay vào đó là bổ sung thêm chất xơ, Vitamin và Canxi để đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn trong tình trạng tốt nhất.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng không chứa cồn để loại bỏ tối đa vi khuẩn của các mảng bám thức ăn còn bám lại trên răng.
Súc miệng bằng nước muối loãng
Nên thực hiện vào buổi sáng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng sau khi ngủ dậy và ngăn chặn sự phát triển của mủ trắng ở chân răng.
Bên cạnh đó, nếu muốn tìm ra chính xác nguyên nhân và điều trị dứt điểm tình trạng chân răng nổi cục trắng. Bạn nên tới các địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám, sau đó uống thuốc và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, hãy đến phòng khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm để lấy cao răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đồng thời nhanh chóng phát hiện những bất thường, ngăn chặn tối đa sự xuất hiện của tình trạng nổi cục mủ trắng ở chân răng.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích về hiện tượng chân răng nổi cục trắng để có thể phòng ngừa bệnh lý về răng miệng, bảo vệ sức khỏe bản thân và cả gia đình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các bệnh lý răng miệng, liên hệ fanpage Nha khoa Trẻ ngay để được các y bác sĩ tư vấn tận tình nhé!
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa