Cắt lợi là một kỹ thuật nha khoa nhằm loại bỏ phần mô nướu, lợi,… thừa để đảm bảo tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Đối tượng tìm đến phương pháp này rất đa dạng trong đó có những người đã và đang có ý định niềng răng. Cùng tìm hiểu về cắt lợi khi niềng răng trong bài viết này để đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ khi thực hiện.
Nội dung bài viết
1. Mục đích của cắt lợi khi niềng răng
Về cơ bản, cắt lợi khi niềng răng vì mục tiêu thẩm mỹ và đảm bảo sức khỏe răng miệng là chính. Để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn, xin mời theo dõi những trường hợp và mục đích cụ thể đã được Nha khoa Trẻ tổng hợp dưới đây.
1.1 Thực hiện cắt lợi theo lộ trình điều trị
Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho khách hàng, bác sĩ sẽ có lộ trình thăm khám và điều trị cụ thể với từng cá nhân. Trong đó, thời gian thực hiện tiểu phẫu cắt lợi đã được lên kế hoạch từ trước và tính toán kỹ lưỡng. Nhờ vậy, khách hàng vừa có được hàm răng đều đẹp vừa không lo lắng nếu xảy ra tình trạng hở lợi.
1.2 Hạn chế rủi ro khi niềng răng
Có một số rủi ro có thể xảy ra khiến người dùng bị hở lợi và cần cắt lợi khi niềng răng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm từ bác sĩ, bệnh nhân không tuân thủ yêu cầu chăm sóc răng miệng hay tai nạn không mong muốn. Lúc này, cắt lợi sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và tránh những hậu quả về sau.
1.3 Điều trị các bệnh lý liên quan
Viêm lợi, phì đại do u, lợi trùm răng,… là những bệnh lý có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, các bệnh lý này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ thăm khám và tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà đưa ra phương án điều trị hợp lý nhất.
1.4 Đảm bảo tính thẩm mỹ
Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ chủ động đề xuất phương án cắt lợi để đảm bảo tính thẩm mỹ. Đó có thể là giảm bớt tình trạng cười hở lợi, làm dài chân răng hơn,… Bác sĩ sẽ xem xét về tình trạng răng miệng và tư vấn phương án phù hợp nhất để có thể đạt tính thẩm mỹ tối ưu.
2. Nên cắt lợi trước hay sau khi niềng răng?
Việc cắt lợi khi niềng răng vào thời điểm nào hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng. Trên thực tế, các bác sĩ tại Nha khoa Trẻ không khuyến cáo bạn thực hiện cắt lợi khi đang niềng hay sau khi niềng một thời gian ngắn. Cho dù chăm sóc cẩn thận, lợi của bạn vẫn có nguy cơ kích ứng, viêm sưng,… đến khi tháo niềng.
Xin mời bạn đọc tham khảo chi tiết các thời điểm cắt lợi khi niềng răng dưới đây.
- Đang mắc bệnh lý liên quan đến lợi: Bệnh nhân nên cắt lợi và điều trị dứt điểm các tình trạng liên quan trước khi tiến hành niềng răng.
- Hở lợi sau khi niềng: Sau khi kết thúc quá trình niềng, tình trạng hở lợi có thể xảy ra với một số cá nhân. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn bạn cắt lợi để đảm bảo độ hài hòa của răng miệng theo nhu cầu.
- Hở lợi từ đầu: Nếu bệnh nhân gặp tình trạng cười hở lợi từ đầu, bác sĩ cần xem xét nguyên nhân hở lợi từ xương, môi, răng,… Nếu xuất phát từ lợi, bác sĩ sẽ tiến hành cắt lợi và đợi ổn định hoàn toàn rồi mới tiến hành niềng răng.
3. Lưu ý nếu muốn cắt lợi khi niềng răng
Bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh những rủi ro có thể gặp phải khi muốn cắt lợi.
- Thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ nha khoa.
- Lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.
- Sử dụng thuốc kê đơn từ bác sĩ.
- Tham khảo các phương pháp khác như phẫu thuật nâng cơ môi, cắt viền lợi, phẫu thuật xương hàm,…
- Đảm bảo thực hiện đúng theo các chỉ định từ bác sĩ như chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng sau khi phẫu thuật,…
- Theo dõi và báo cáo cho bác sĩ ngay lập tức nếu xảy ra những sự cố bất thường với răng miệng.
- Tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng hồi phục, sức khỏe răng miệng.
Cắt lợi khi niềng răng có thể thực hiện trước hoặc sau khi niềng tùy vào tình trạng răng miệng người bệnh. Để đạt kết quả tối ưu, hãy thăm khám và tham khảo ý kiến từ các bác sĩ nha khoa uy tín. Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334 để được tư vấn và hỗ trợ.