NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Cao răng tự rơi ra được không? Cách lấy cao răng hiệu quả nhất?

Cao răng tự rơi ra được không? Cách lấy cao răng hiệu quả nhất?

Chắn hẳn ai cũng mong muốn sở hữu một hàm răng trắng sáng, đều đẹp cùng hơi thở thơm tho. Tuy nhiên, có không ít người nhận thấy mảng bám cao răng vàng đục ở chân răng mất thẩm mỹ, cùng với đó cao răng còn gây hôi miệng và nhiều vấn đề răng miệng. Vậy cao răng tự rơi ra được không? Cách nào lấy cao răng hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu nhiều vấn đề về cao răng dưới đây để chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất nhé!

1. Cao răng là gì?

Cao răng hay vôi răng là những mảng bám hình thành chủ yếu ở phần chân răng. Sau một thời gian thì mảng bám bị vôi hóa trong môi trường nước bọt có chứa muối vô cơ. Khi đó mảng bám được gọi là cao răng, chúng khá dày và cứng, bám chắc vào chân răng và dưới nướu nên rất khó làm sạch bằng cách vệ sinh thông thường.

Cao răng bám chặt ở chân răng và dưới nướu

Cao răng bám chặt ở chân răng và dưới nướu

Mảng bám cao răng tích tụ là do vụn thức ăn không được làm sạch kỹ lưỡng sau mỗi bữa ăn dẫn đến sự phát triển mạnh của vi khuẩn trên bề mặt của răng. Chúng tạo thành nhiều cao răng màu vàng hoặc vàng nâu với 2 loại cao răng thường và cao răng huyết thanh.

2. Cao răng có mấy cấp độ?

Cao răng tự rơi ra được không phụ thuộc nhiều vào mức độ bám ở chân răng, dưới nướu. Cao răng cấp độ mấy cũng sẽ gây ra những vấn đề khác nhau cho răng miệng. Hiện nay, trong nha khoa chia cao răng thành 3 cấp độ như sau:

  • Cấp độ 1: Cao răng lúc này có độ dày dưới 1mm và có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Mức độ này mới hình thành nên chưa gây hại gì đến sức khỏe răng miệng.
  • Cấp độ 2: Cao răng phát triển dày hơn ở mức 1-2mm có màu vàng sậm, khi đó rất dễ quan sát bằng mắt thường và cùng với đó là triệu chứng viêm nướu nhẹ, chảy máu chân răng.
  • Cấp độ 3: Đây là tình trạng nặng nhất khi cao răng đã dày lớn 2mm, chúng bắt đầu chuyển sang màu nâu sậm hoặc nâu đen. Cao răng cấp độ 3 sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ răng miệng, gây viêm nướu nặng và xuất hiện mùi hôi khó chịu.

Xem thêm: Cách hạn chế cao răng hình thành hiệu quả tại nhà

Cao răng càng nặng càng gây ra nhiều vấn đề răng miệng

Cao răng càng nặng càng gây ra nhiều vấn đề răng miệng

3. Tác hại của vôi răng

Ban đầu cao răng có thể chưa gây hại gì đến răng miệng nhưng về lâu dài thì sẽ xuất hiện nhiều vấn đề răng miệng như sau:

  • Cao răng đục màu gây mất thẩm mỹ trầm trọng, ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày.
  • Cao vôi răng gây hôi miệng, khiến người đối diện cảm thấy khó chịu.
  • Vi khuẩn ở mảng bám cao răng sẽ tấn công vào nướu lợi gây viêm lợi, nghiêm trọng hơn là viêm nha chu làm tổn thương đến các tổ chức quanh răng.
  • Nếu nướu và dây chằng đã bị suy yếu thì không còn khả năng nâng đỡ răng, răng sẽ dần lung lay và gãy rụng.
  • Cao răng tạo điều kiện khác cho vi khuẩn phát triển gây bệnh niêm mạc miệng, viêm họng, nhiệt miệng,…

4. Cao răng tự rơi ra được không?

Như đã nói trước đó thì cao răng khác với các mảng bám thông thường. Cao răng tự rơi ra rất khó khăn vì chúng rất dày và bám chặt ở chân răng, đặc biệt là những cao răng cấp độ 2, cấp độ 3.

Nhiều người hiểu lầm việc đánh răng hàng ngày có thể làm sạch được hết mảng bám cao răng nhưng thực tế cao răng đã bị vôi hóa nên việc chỉ đánh răng thì không thể loại bỏ được. Đối với những mảng bám mỏng mới hình thành thì cần sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để cao răng tự rơi ra một cách hiệu quả.

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để làm sạch mảng bám

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để làm sạch mảng bám

5. Khi nào cần chủ động lấy cao răng?

Như vậy, cao răng tự rơi ra là điều gần như không thể, ngay cả những cao răng mềm vẫn cần phải có sự tác động của các dụng cụ vệ sinh răng miệng như chỉ nha khoa, nước súc miệng. Vậy nên, trong hầu hết các trường hợp có cao răng thì nên thực hiện lấy cao răng đúng thời điểm để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Thời gian khuyến khích thực hiện lấy cao răng định kỳ là tối thiểu 6 tháng/lần. Khi đã làm sạch cao răng, mảng bám và vi khuẩn thì khoang miệng sẽ được bảo vệ, các bệnh lý viêm nướu, hôi miệng cũng sẽ giảm thiểu tối ưu. Đối với các trường hợp đã bị viêm nhiễm mô nướu thì lấy cao răng được coi là một giải pháp điều trị, có thể kết hợp thêm thuốc kháng sinh để khắc phục triệt để bệnh lý.

Xem thêm: Top 3 cách lấy cao răng tại nhà bằng muối nhanh nhất

                     Cạo vôi răng dưới nướu như thế nào? Có chảy máu không?

6. Cách lấy cao răng an toàn, hiệu quả

Trên thực tế có không ít các cách lấy cao răng tại nhà được áp dụng như lấy cao răng bằng muối, dùng đường nâu, dùng vỏ chuối,… Tuy nhiên, các biện pháp này không có tác dụng với những cao răng lâu năm, răng ố vàng nghiêm trọng. Nếu là cao răng mức độ nhẹ thì cũng cần thực hiện trong thời gian dài và hiệu quả cũng không bền.

Vậy nên, giải pháp lấy cao răng tốt nhất là nên thực hiện bằng các dụng cụ chuyên dụng tại nha khoa. Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ để loại bỏ mảng bám cao răng một cách nhẹ nhàng, không làm tổn thương nướu lợi. Thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ khoảng 15 phút nhưng hiệu quả duy trì được lâu dài, hạn chế tái hình thành cao răng. 

Lấy cao răng triệt để bằng dụng cụ chuyên dụng tại nha khoa

Lấy cao răng triệt để bằng dụng cụ chuyên dụng tại nha khoa

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã làm sáng tỏ vấn đề “Cao răng tự rơi ra có được không?”, hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp bạn chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể hơn nữa về bất kỳ vấn đề liên quan khác thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website