Viêm quanh trụ Implant là do đâu? Cách phòng ngừa và điều trị
Cấy ghép Implant là giải pháp phục hình được ưu tiên lựa chọn để cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ khi bị mất răng. Phần trụ Implant sẽ được đặt trực tiếp trong xương hàm để thay thế chân răng giả, nhờ đó răng Implant bền vững lâu dài.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cấy Implant bị đào thải hoặc quanh răng Implant bị viêm nhiễm gây nguy hại đến sức khỏe. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng này để có cách phòng ngừa và xử lý kịp thời nhé!
1. Viêm quanh trụ Implant là gì?
Viêm quanh răng Implant là tình trạng viêm nhiễm cục bộ tại vị trí đặt trụ Implant. Khi đó nướu lợi sưng đỏ, dễ chảy máu, nướu lợi có thể xuất hiện ổ mủ. Lâu dần sẽ làm phá hủy sự liên kết giữa Implant và cô xung quanh, phá hủy xương hàm nâng đỡ bên dưới răng Implant. Khi đó, trụ Implant không thể tương thích và gắn kết với các mô xung quanh nên dần bị rơi ra ngoài.
Trường hợp đặt trụ Implant trong xương hàm thì độ bám dính với các mô xung quanh sẽ kém hơn các răng thật tự nhiên. Do đó, nếu xảy ra viêm nhiễm nướu răng thì tốc độ phát hủy xương sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với viêm nha chu thông thường.
2. Nguyên nhân gây viêm nhiễm quanh răng Implant
Thực tế, quá trình phẫu thuật cấy ghép Implant khá nhanh nhưng thời gian chờ lành thương lại cần tới 2-6 tháng. Đây là khoảng thời gian để trụ Implant tương tích hoàn toàn với xương hàm, tạo độ bám dính và bền vững. Trong các giai đoạn cấy ghép Implant, người bệnh sẽ được hẹn lịch khám thường xuyên để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phòng ngừa bệnh lý viêm quanh răng xảy ra.
Các nguyên nhân chính gây viêm quanh trụ Implant bao gồm:
2.1 Chăm sóc, vệ sinh răng miệng sai cách
Nếu quá trình chăm sóc răng miệng không được thực hiện kỹ lưỡng và đúng cách sẽ là nguy cơ gây bệnh viêm quanh Implant. Sự tích tự của mảng bám và vi khuẩn ở chân răng sẽ dần lan rộng và xâm nhập vào khe hở giữa răng Implant và các mô liên kết xung quanh, hình thành nên các túi nha chu gây viêm nhiễm.
2.2 Chưa điều trị triệt để bệnh răng miệng trước khi cấy Implant
Trước khi cấy ghép Implant bác sĩ cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bệnh nhân, tiến hành điều trị các bệnh lý răng miệng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo trong phẫu thuật. Các bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… nếu vẫn tồn tại trong quá trình cấy ghép Implant thì vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công vào vết thương cắm trụ Implant và gây ra nhiễm trùng Implant.
2.3 Không đảm bảo điều kiện vô trùng trong điều trị
Vì cấy ghép Implant phải tác động vào mô nướu, xương hàm hay các tổ chức sâu bên dưới chân răng nên yếu tố vô trùng là cực kỳ quan trọng để tránh biến chứng. Nha khoa điều trị phải đáp ứng các tiêu chuẩn vô trùng phòng phẫu thuật, vô trùng thiết bị dụng cụ,… để cấy ghép Implant diễn ra an toàn, đạt kết quả cao.
Ngược lại, khi cấy ghép Implant trong một môi trường có sự tồn tại của vi khuẩn, hay sử dụng các dụng cụ chưa được tiệt trùng thì sau cấy ghép rất dễ bị viêm nhiễm, sưng tấy, Implant bị đào thải.
2.4 Bác sĩ cấy Implant sai vị trí
Một yếu tố nguy cơ gây viêm quanh trụ Implant là do bác sĩ tay nghề kém, chẩn đoán sai, cắm trụ Implant không đúng vị trí. Sau cấy Implant sẽ có hiện tượng ăn nhai khó khăn, vị trí cọc chạm vào dây thần kinh, tổn thương mô nướu do áp lực ăn nhai,…
2.5 Va chạm, chấn thương
Viêm quanh trụ Implant cũng có thể xảy ra nếu bệnh nhân gặp phải những tác động quá mạnh tại vị trí cấy ghép Implant. Cụ thể là việc đánh răng quá mạnh, vật sắc nhọn chọc vào vị trí Implant, va chạm, chấn thương do hoạt động thể thao,…
3. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sau cấy ghép Implant
Các trường hợp bị viêm quanh trụ Implant có những biểu hiện khá rõ ràng, gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi nhận thấy những triệu chứng này, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn và xử lý kịp thời.
- Vùng nướu lợi viêm nhiễm bị sưng đỏ, dễ chảy máu.
- Có thể xuất hiện ổ mủ quanh răng Implant.
- Nướu lợi bị tụt xuống.
- Miệng có mùi hôi khó chịu.
- Trụ Implant bị lung lay, lỏng lẻo.
Để chẩn đoán mức độ bệnh lý viêm quanh trụ Implant, bác sĩ sẽ tiến hành dựa trên sự thay đổi màu sắc của nướu, mức độ chảy máu, độ sâu của túi quanh Implant, sự chảy mủ trong răng. Đồng thời bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để đánh giá mức độ tiêu xương hàm, từ đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.
Xem thêm: Dắt thức ăn dưới răng Implant – Nguyên nhân và cách khắc phục
4. Cách điều trị khi răng Implant bị viêm
4.1 Nguyên tắc điều trị viêm quanh răng Implant
Nguyên tắc điều trị viêm nhiễm ở chân răng là làm sạch mảng bám và vi khuẩn gây bệnh, đồng thời tiến hành điều trị phục hồi. Tùy vào mức độ tổn thương và khả năng bảo tồn mà bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị, tư vấn có thể giữ lại chân răng Implant được không hay phải thay mới.
Nguyên tắc điều trị bao gồm:
- Kiểm soát các tác nhân gây ra bệnh lý (vi khuẩn, mảng bám).
- Kiểm soát nhiễm trùng và viêm nhiễm quanh răng Implant.
- Giảm độ sâu của túi quanh răng Implant.
- Tái tạo xương ổ răng, ghép xương nếu đã xuất hiện tiêu xương.
4.2 Các giải pháp chữa viêm nhiễm sau cấy Implant
Điều trị không phẫu thuật:
Với các trường hợp viêm quanh răng Implant mức độ nhẹ, chưa lây lan đến các cấu trúc bên dưới thì cần tiến hành loại bỏ ổ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng và có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng.
- Lấy cao răng để làm sạch mảng bám ở chân răng.
- Thuốc kháng sinh toàn thân có tác dụng chống viêm nhiễm thường được sử dụng là Metronidazol và Spiramycin kết hợp.
- Dùng thuốc sát trùng tại chỗ viêm để để làm giảm viêm nhiễm túi Implant có độ sâu lớn hơn 5mm.
- Điều trị bằng năng lượng laser để kích thích chữa lành vết thương, giảm sưng tấy và khó chịu.
Phẫu thuật viêm quanh răng:
Mức độ nặng hơn khi đã xuất hiện túi mủ thì bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nạo mở túi Implant loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh, đồng thời kết hợp với kỹ thuật ghép vạt lợi để tái tạo và hồi phục phần mô nướu viêm nhiễm.
Nghiêm trọng hơn nữa là trường hợp các mô nâng đỡ bị viêm nhiễm quá nặng, răng Implant đã bị lung lay theo cả chiều ngang và chiều dọc thường nhìn thấy được. Khi đó sẽ phải tháo bỏ trụ Implant, làm sạch viêm nhiễm, chờ hồi phục vết thương để tiến hành đặt trụ Implant khác.
5. Những lưu ý phòng ngừa viêm nhiễm sau trồng răng Implant
Những tổn thương do viêm quanh trụ Implant là cực kỳ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và việc điều trị cũng phức tạp. Để phòng ngừa biến chứng viêm nhiễm Implant tốt nhất bạn nên ghi nhớ những lưu ý dưới đây.
- Lựa chọn nha khoa uy tín: Các yếu tố quyết định phần lớn đến sự thành công của ca cấy ghép Implant chính là bác sĩ tay nghề cao, thiết bị công nghệ hiện đại, vật liệu chính hãng và sự vô trùng trong phẫu thuật. Một nha khoa uy tín sẽ phải đáp ứng được các tiêu chí này để cấy ghép Implant an toàn, nhẹ nhàng, không biến chứng cho người bệnh.
- Khai báo rõ tình trạng sức khỏe với bác sĩ: Nếu bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, huyết áp,… thì cần khai báo rõ với bác sĩ để có kế hoạch điều trị an toàn.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Trong giai đoạn chờ lành thương sau cấy ghép Implant hãy thực hiện vệ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tác động quá mạnh vào vị trí cấy ghép Implant gây tổn thương mô mềm kéo theo viêm quanh trụ Implant.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Lưu ý đến quá trình ăn uống hàng ngày, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhưng cần tránh đồ ăn quá cứng, quá dai và hạn chế nhai tại khu vực đặt trụ Implant. Không nên ăn uống các đồ nóng, lạnh gây kích thích vết thương.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị: Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không hút thuốc lá, uống rượu bia tối thiểu trước và sau cấy ghép Implant vì chúng sẽ gây đào thải trụ răng. Đồng thời cần tuân thủ thời gian tái khám để kiểm tra và phát hiện sớm các bệnh lý (nếu có) để được xử lý kịp thời.
Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu?
Như vậy, viêm quanh trụ Implant cần phải được ngăn ngừa và kiểm soát để không xảy ra các vấn đề răng miệng không muốn. Hy vọng với những kiến thức ở trên sẽ giúp bạn chăm sóc răng miệng tốt hơn cho mình và có kế hoạch điều trị Implant hiệu quả. Nếu cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa thì bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây.
Nha khoa Trẻ – Nha khoa uy tín tại Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: Nhakhoatrehanoi
- Địa chỉ: Số 38, Ngụy Như, Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội