NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

U răng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Hiện nay, số người bị u răng ở Việt Nam ngày càng tăng. Nếu không điều trị ngay sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm và mất thẩm mỹ khuôn mặt. Cùng tìm hiểu cách điều trị dưới đây nhé.

U răng được xem là một trong những bệnh lý nha khoa nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như biến dạng hàm, mặt, cản trở các chức năng nhai, nuốt. Đặc biệt là khó khăn trong khi nói, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Vậy u răng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị như nào?

U ở răng có nguy hiểm không?

1. U răng là gì?

Đây là tình trạng xuất hiện một khối u lành tính liên quan đến sự phát triển răng. Đó là một mô thừa nha khoa, bao gồm các mô răng phát triển bất thường. Có 2 dạng u ở răng chính là đa hợp và phức hợp.

U răng đa hợp là tình trạng có 3 mô răng riêng biệt là men răng, ngà răng và xương răng có thể xuất hiện phân thùy răng, nơi không có ranh giới xác định mô riêng biệt giữa các răng nhỏ. Tình trạng này thường xuất hiện ở hàm răng trên. Còn u răng phức hợp là tình trạng như một khu vực bị cản quang với mật độ khác nhau, thường xuất hiện ở phía sau của răng hàm trên hoặc hàm dưới.

Ngoài các hình thức trên, các u ở răng bị giãn ra là một sự phát triển không thường xuyên, là hình thức nghiêm trọng nhất của tình trạng răng mọc trong răng. Chúng xuất hiện trong bất kỳ khu vực nào của vòm răng và có thể ảnh hưởng đến răng sữa, răng vĩnh viễn, răng thừa của mọi lứa tuổi. Đây là một sự bất thường về kết quả phát triển từ sự tụt vào của một phần vòm được hình thành trong các cơ quan của men răng.

U ở răng là tình trạng xuất hiện một khối u lành liên quan đến sự phát triển của răng

2. Nguyên nhân gây ra bệnh u răng

Các nha sĩ cho rằng bệnh này có nguyên nhân bởi nhiễm trùng hoặc chấn thương liên quan, đột biến gen hoặc di truyền. Một ví dụ về hội chứng di truyền có thể gây u răng là Gardner, hội chứng này gây ra một loạt các khối u trong cơ thể, bao gồm cả u ở răng.

Khối u ở răng thường gặp thứ hai sau u men xương hàm, chiếm khoảng 20% tất cả các trường hợp bệnh u ở răng. Hiện nay, không có yếu tố nào có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh u ở răng. Nếu bạn gặp hiện tượng lạ trên răng miệng hãy đến nha khoa gặp bác sĩ ngay để được tư vấn chi tiết và biết nguyên nhân chính xác để phòng chống.

Xem thêm: Chân răng nổi cục trắng là dấu hiệu của bệnh gì? – Cách khắc phục

3. Các triệu chứng của bệnh u răng

Mỗi loại u răng sẽ có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau:

3.1. U chân răng

Do bị nhiễm trùng, bị sâu hoặc bị chấn thương răng miệng, bệnh thường không có biểu hiện nhiều trong thời gian đầu. Sau khi trở nặng mới xuất hiện tình trạng chảy mủ, răng bị lung lay và đau vùng có khối u.

3.2. U thân răng

Bắt nguồn từ việc trong hàm xuất hiện một chiếc răng mọc ngầm. Đây là tình trạng răng mọc trong răng nên chỉ những người thường đi khám răng định kỳ mới biết được. Chính vì thế bạn nên đi khám răng định kỳ 1 – 2 lần/năm nhé.

U răng rất khó phát hiện, bạn cần tới nha khoa để kiểm tra

3.3. U men răng dạng nang

Đây là bệnh dù chữa khỏi những vẫn rất dễ tái phát lại bởi những mầm men răng còn tồn tại từ lúc sinh tạo và biến thành u. Khi phát triển mạnh hơn, nó sẽ lan vào các tổ chức vùng hàm xung quanh nó như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, khiến gương mặt bị biến dạng. Không những thế còn cản trở hoạt động nhai nuốt, khả năng nói, thở khó khăn hơn.

Trong trường hợp nặng, bác sĩ buộc phải cắt xương hàm và tháo khớp. Thông thường khi bạn có rất nhiều triệu chứng biểu hiện u ở răng xuất hiện nhưng thường sẽ bị chẩn đoán nhầm bởi khối u trong lợi thường bị nhầm tưởng với mọc răng khôn. Các biểu hiện sau đây có thể giúp bạn xác định u răng rõ hơn:

  • Ăn uống khó nuốt.
  • Răng sữa không thể rụng khi đã đến lúc thay răng.
  • Xương bên dưới răng mở rộng hơn.

Việc khám răng miệng định kỳ là một việc cần thiết để bạn có thể giữ vệ sinh răng miệng thật tốt và có thể phòng ngừa được các căn bệnh liên quan đến răng miệng. Đặc biệt là phát hiện và điều trị kịp thời nếu bạn gặp phải một bệnh lý răng miệng nào đó. Khi bạn có một trong những triệu chứng trên thì bạn càng cần đến ngay bệnh viện để được tư vấn và điều trị sớm nhất.

U men răng dạng nang dù được chữa khỏi nhưng rất dễ tái phát

4. Cách điều trị u ở răng phù hợp, hiệu quả

4.1. Các phương pháp chẩn đoán

U răng thường không gây những biểu hiện rõ ràng ra ngoài nên thường được chẩn đoán bằng những phương pháp sau:

  • Chụp X-quang xương hàm.
  • Chẩn đoán mô học u ở răng.
  • Chụp CT scan cho u ở răng.
  • Chụp X-quang kết hợp MRI để phân tích khối u phức hợp.

4.2. Phương pháp điều trị u ở răng

U ở răng là một dạng khối u lành tính nên không nguy hiểm đến tính mạng và dễ dàng trong quá trình điều trị nếu như được phát hiện sớm. Phương pháp điều trị thường là phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tuy nhiên, nếu là u răng phức hợp có thể gây một số biến chứng sau quá trình phẫu thuật.

Vì vậy, bạn có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để nắm rõ về tình trạng khối u của mình để chuẩn bị tinh thần làm phẫu thuật. Hiện tại vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa u ở răng. Cách tốt nhất bạn nên khám răng định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh lý trong răng. Ngoài ra bạn cần có chế độ sinh hoạt phù hợp để góp phần phòng chống các bệnh lý răng miệng.

Xem thêm: Nướu răng nổi cục thịt có nguy hiểm không? – Cách điều trị dứt điểm

                      Nguyên nhân răng mọc lệch và cách xử lý hiệu quả

Trên đây là tất cả các kiến thức về nguyên nhân và cách điều trị bệnh u răng. Nó không quá nguy hiểm nhưng bạn không nên chủ quan, thay vào đó bạn nên khám định kì răng miệng 1 – 2 lần/năm để đảm bảo răng miệng bạn luôn khỏe mạnh nhất. Hãy tìm một nha khoa uy tín để điều trị dứt điểm các bệnh lý của răng. Nha khoa Trẻ là nha khoa đứng đầu về đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất, hứa hẹn mang đến cho bạn một sức khỏe răng miệng tốt nhất.

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Trang web: https://nhakhoatre.com/

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.