Nội dung chính

Tủy răng là gì? Tác dụng của tủy răng đối với sức khỏe răng miệng

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 15/09/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Tình trạng viêm tủy răng khá phổ biến và cần điều trị sớm để bảo răng khỏe mạnh. Vậy tủy răng là gì? Tác dụng của tủy răng đối với sức khỏe răng miệng như thế nào?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói hoặc ít nhất 1 lần trải qua tình trạng viêm tủy răng với các triệu chứng đau răng, ê buốt răng và phải can thiệp biện pháp nha khoa để điều trị. Nhưng bạn có biết chính xác tủy răng là gì? Tác dụng của tủy răng như thế nào đối với sức khỏe răng miệng hay không? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tủy răng là gì?

Tủy răng được bảo vệ bên trong ngà răng và men răng

Tủy răng là các tổ chức liên kết đặc biệt có chứa rất nhiều dây thần kinh, mạch máu ở cả thân răng và chân răng (gọi là buồng tủy và ống tủy) nằm trong một hốc giữa ngà răng. Với một chiếc răng khỏe mạnh thì tủy nằm trong cùng và được bảo vệ bên ngoài bởi ngà răng và men răng.

Tùy vào vị trí của răng mà cấu trúc tủy răng sẽ có sự khác biệt, thông thường răng cửa sẽ có 1 ống tủy, răng cối nhỏ có 2 ống tủy và răng cối lớn sẽ có 3 – 4 ống tủy. Ngoài ra, cấu tạo của tủy còn khác nhau ở từng cá thể và có thể thay đổi theo từng độ tuổi.

2. Tác dụng của tủy răng là gì?

Tủy răng được biết đến là nguồn sống của răng, chúng nắm giữ nhiều vai trò quan trọng giúp răng khỏe mạnh.

2.1 Nuôi dưỡng và tái tạo ngà răng

Ngà răng là cơ quan nằm bên trong men răng, chúng bao bọc lấy buồng tủy và bảo vệ tủy khỏi những tác động từ bên ngoài. Ngược lại tủy răng sẽ nuôi dưỡng các tế bào ngà, tạo ngà răng nguyên phát và thức phát, từ đó giúp răng luôn khỏe mạnh.

2.2 Dẫn truyền cảm giác

Tủy răng dẫn truyền cảm giác khi có các kích thích từ bên ngoài

Hệ thống dây thần kinh phức tạp của tủy răng có nhiệm vụ cảm nhận và dẫn truyền cảm giác khi có kích thích từ các tác nhân bên ngoài lên răng. Cụ thể là những tác động của nhiệt độ, những tổn thương của răng khiến răng ê buốt, đau nhức.

2.3 Chức năng miễn dịch

Chức năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể của tủy răng được nhận định là nhờ hệ thống mạch bạch huyết, tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân,… trong tủy. Vai trò của chúng là bảo vệ cơ thể khi tủy bị vi khuẩn tấn công, biểu hiện là tình trạng viêm nhiễm vùng tủy.

2.4 Chức năng dinh dưỡng

Là bộ phận duy nhất cung cấp nguồn dinh dưỡng duy trì sự sống của răng. Điều này có nghĩa là nếu tủy răng khỏe mạnh thì chiếc răng đó sẽ chắc khỏe, và ngược lại tủy bị viêm nhiễm, hoại tử thì răng sẽ dần yếu đi, dễ gãy vỡ.

Viêm tủy khiến răng yếu dần, có nguy cơ gãy rụng

3. Bệnh lý răng miệng gây viêm tủy, chết tủy

Viêm tủy là một phản ứng của tủy răng để bảo vệ cơ thể khỏi sự tác động của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời nó cũng là biến chứng của một số bệnh lý răng miệng.

3.1 Sâu răng gây viêm tủy

Người không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách thường khiến vi khuẩn phát triển mạnh trong khoang miệng. Khi đó vi khuẩn dần ăn mòn men răng, ngà răng và cuối cùng vào đến vùng tủy gây viêm tủy, thậm chí chết tủy khiến răng lung lay và gãy rụng.

Biểu hiện của bệnh lý sâu răng là tình trạng răng bị đổi màu, hình thành nhiều lô sâu to nhỏ trên răng. Khi sâu răng vào đến ngà răng và tủy răng thì mới xuất hiện cảm giác đau nhức, ê buốt răng khi ăn uống hoặc khi vệ sinh răng miệng hàng ngày.

3.2 Răng bị mòn

Răng bị mòn mặt nhai hoặc răng mòn cổ chân răng đều có nguy cơ gây ra tình trạng viêm tủy. Chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân như: chải răng quá mạnh, ăn nhiều thực phẩm chứa axit, lực ăn nhai mạnh, thói quen nghiến răng khi ngủ,…

Bệnh lý mòn cổ chân răng có nguy cơ gây viêm tủy

3.3 Răng bị chấn thương

Các trường hợp răng bị gãy khiến tủy răng lộ ra ngoài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng và gây ra tình trạng viêm tủy. Khi đó tốt nhất là bạn nên điều trị tủy và phục hình răng sứ để tránh tái phát viêm tủy.

Xem thêm: Tại sao lấy tủy răng xong vẫn đau? Giải pháp nào chữa trị hiệu quả?

                      Lấy tủy răng giá bao nhiêu tiền? Cập nhật bảng giá chi tiết

Để bảo vệ tủy răng khỏe mạnh và tránh các bệnh lý răng miệng như trên thì bạn cần đặc biệt lưu ý đến chế độ vệ sinh răng miệng và thực đơn ăn uống ngày của mình. Và đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ để lấy cao răng, đồng thời thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng (nếu có).

Danh mục cẩm nang