Sự cố tuột dây cung khi niềng răng mắc cài phải xử lý như thế nào?
Tình trạng phổ biến nhất là làm bong tuột dây cung khi niềng răng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người niềng. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là do đâu và cách khắc phục như thế nào?
Niềng răng là một quá trình khá dài, phải mất từ 1 – 2 năm để hoàn tất. Chính vì vậy, trong quá trình niềng răng sẽ khó tránh khỏi một số sự cố làm ảnh hưởng đến dây cung và mắc cài.
Tình trạng phổ biến nhất là làm bung tuột dây cung khi niềng răng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người niềng. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé!
1. Các trường hợp bung tuột dây cung khi chỉnh nha
Niềng răng mắc cài là kỹ thuật sử dụng các khí cụ bao gồm mắc cài, dây cung niềng răng và dây thun để tạo thành một hệ thống tạo lực dịch chuyển các răng trên cung hàm về vị trí mong muốn. Với các chất liệu đa dạng như kim loại, sứ, pha lê, sapphire,… hệ thống mắc cài sẽ đảm bảo độ vững chắc và bám chặt trên mặt răng.
Hơn nữa, bác sĩ cũng theo sát quá trình niềng răng của bạn để theo dõi và điều chỉnh dây cung, mắc cài sao cho chúng được sát khít và tạo lực ổn định trên răng.
Tuy nhiên, một số trường hợp niềng răng chưa đến thời hạn thăm khám đã gặp phải sự cố bung tuột dây cung khi niềng răng. Những trường hợp cụ thể thường gặp là:
1.1 Niềng răng bị đứt dây cung
Khi dây cung bị đứt có thể chọc vào má, nướu gây ra hiện tượng chảy máu, nặng hơn có thể làm nhiễm trùng mô mềm.
1.2 Dây cung thò dài ra so với ban đầu
Trong quá trình niềng, các răng dần dịch chuyển, giàn đều trên cung hàm nên sẽ làm cho dây cung bị thừa ra ở vị trí mắc cài cuối cùng. Điều này cũng gây vướng víu, chảy máu, nghiêm trọng hơn là chọc vào cơ cắn gây co khít hàm.
1.3 Dây cung bị cong vênh
Nếu dây cung bị cong vênh thỉnh thoảng tuột ra khỏi ống sẽ không thể giúp răng dịch chuyển như mong muốn ban đầu nên cần được điều chỉnh kịp thời.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng tuột dây cung khi niềng răng
Bên cạnh diễn biến tất yếu của quá trình niềng răng là răng dịch chuyển làm thừa dây cung thì các trường hợp tuột dây cung khi niềng răng khác có thể sự cố do các nguyên nhân sau:
Do chế độ ăn uống khi niềng
Trong quá trình chỉnh nha, người niềng luôn được khuyến cáo là nên sử dụng các loại thực phẩm mềm dễ nuốt. Bởi những thực phẩm cứng và dai sẽ làm tác động mạnh đến hệ thống mắc cài khi ăn nhai, có thể làm tuột dây cung khi niềng răng.
Hoạt động thể chất quá mạnh
Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải vận động mạnh hoặc chơi các môn thể thao cần sức mạnh thì dây cung mắc cài hoàn toàn có thể bung tuột khi niềng răng.
Vệ sinh răng miệng sai cách khi niềng
Một tiêu chí quan trọng giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi đó chính là quá trình chăm sóc răng miệng khi niềng. Nếu bạn vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ thì hệ thống mắc cài sẽ bền vững trên răng đến thời điểm tháo niềng. Ngược lại, nếu bạn chải răng quá mạnh với bàn chải lông quá cứng thì rất dễ tác động đến dây cung, mắc cài.
Khí cụ chỉnh nha kém chất lượng
Với một vật liệu chỉnh nha kém chất lượng tại một cơ sở nha khoa không đảm bảo chắc chắn sẽ dẫn đến những sự cố không mong muốn khi niềng răng, trong đó bao gồm cả tình trạng tuột mắc cài, tuột dây cung khi niềng, dây cung niềng răng đâm vào má.
3. Cách xử lý tình trạng tuột dây cung khi niềng răng mắc cài
Khi nhận thấy có sự cố ở dây cung hoặc mắc cài thì không nên can thiệp tại nhà mà hãy đến cơ sở nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều chỉnh lại kịp thời.
Đối với các trường hợp tuột dây cung khi niềng răng có thể sẽ là sự cố nghiêm trọng nếu xảy ra hiện tượng chọc vào má hoặc nướu, nó có thể gây nhiễm trùng tại vị trí đó nếu không được xử lý đúng cách. Ở các trường hợp nhẹ hơn, có thể không gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng nhưng sẽ làm giảm hiệu quả chỉnh nha do ảnh hưởng đến khả năng dịch chuyển của răng trên cung hàm.
Do đó, việc điều chỉnh tại nha khoa cần được thực hiện ngay khi phát hiện sự cố tuột dây cung khi niềng răng, hay tuột mắc cài. Kể cả chưa đến thời điểm tái khám thì bạn vẫn nên liên hệ trước với bác sĩ và hẹn lịch thăm khám sớm nhất có thể bởi bác sĩ chỉnh nha cần đảm bảo luôn sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân khi cần thiết, đặc biệt là cần đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra theo đúng kế hoạch ban đầu.
Xem thêm:
Niềng răng tháo lắp có hiệu quả không?
Niềng răng tháo lắp bao nhiêu tiền?
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ đến bạn đọc nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tuột dây cung khi niềng răng. Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để quá trình niềng răng của mình diễn ra thuận lợi nhất. Nếu cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề nha khoa nào khác thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa