Tự nhiên răng bị mẻ là do đâu? Cách điều trị như thế nào?
Tự nhiên răng bị mẻ không phải là tình trạng hiếm gặp bởi có rất nhiều nguyên nhân không ngờ dần làm tổn thương răng của bạn và dẫn đến hiện tượng răng sứt mẻ, gãy vỡ.
Tự nhiên răng bị mẻ không phải là tình trạng hiếm gặp bởi có rất nhiều nguyên nhân không ngờ dần làm tổn thương răng của bạn và dẫn đến hiện tượng răng sứt mẻ, gãy vỡ. Chúng có thể diễn ra trong âm thầm và dẫn đến nhiều tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Vậy tự nhiên răng bị mẻ là do đâu? Giải pháp điều trị hiệu quả như thế nào?
1. Tự nhiên răng bị mẻ là biểu hiện của bệnh gì?
Răng là một bộ phần cứng trong cơ thể nhưng vẫn có thể chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài bao gồm ngoại lực, nhiệt độ, vi khuẩn,… Các trường hợp răng bị mẻ vỡ do chấn thương, va đập mạnh thì triệu chứng rất rõ ràng nên không có điều gì cần băn khoăn. Nhưng có một số khách hàng đến nha khoa trong tình trạng không biết nguyên nhân nào tự nhiên khiến răng bị mẻ.
Nếu răng bị mẻ tự nhiên không phải do chấn thương thì có thể là một trong những trường hợp dưới đây:
- Răng bị bào mòn tự nhiên bởi các thức ăn có tính axit bám trên răng kết hợp với vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Ban đầu sẽ là ăn mòn lớp men răng, nghiêm trọng hơn sẽ vào sâu bên trong ngà răng và tủy răng gây viêm tủy, đau nhức dai dẳng.
- Tự nhiên răng bị mẻ vỡ có thể là biểu hiện của răng thiếu canxi, đây là chất dinh dưỡng quan trọng quyết định đến độ cứng chắc của răng.
- Ở những người có thói quen nghiến răng lúc ngủ thì về lâu dài sẽ làm làm răng dần suy yếu và nguy cơ gãy vỡ răng là rất cao.
- Thói quen ăn các vật cứng, dùng răng để mở nắp chai có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự nhiên răng bị mẻ vỡ bất thường.
Xem thêm: Bật mí cách phục hồi răng sứt mẻ hiệu quả nhất hiện nay
2. Những nguy cơ gặp phải khi răng bị mẻ vỡ
Răng bị mẻ vỡ nếu thuộc nhóm răng trước (răng cửa, răng nanh) thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ nụ cười và khuôn mặt. Khi đó sẽ khiến không ít người cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người làm giảm hiệu quả trong công việc và ảnh hưởng đến cuộc sống.
Khi ăn nhai thì răng bị mẻ sẽ không thể đảm bảo được chức năng như bình thường, thậm chí tình trạng đau nhức, nhạy cảm của răng còn khiến nhiều người không thiết ăn uống, bỏ bữa làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Trường hợp tự nhiên răng bị mẻ trong lúc ăn nhai và 1 miếng răng vỡ trôi theo thức ăn xuống các cơ quan tiêu hóa sẽ rất là nguy hiểm.
Nếu răng bị mẻ vỡ 1 phần nhỏ thì không quá nguy hiểm nhưng trường hợp răng vỡ làm lộ tủy răng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây ra bệnh lý viêm tủy, hoại tử tủy không thể phục hồi. Diễn biến nặng sẽ gây mất răng vĩnh viễn, viêm nha chu, áp xe răng,…
3. Giải pháp khắc phục tình trạng răng bị mẻ vỡ
Nếu tự nhiên răng bị mẻ, vỡ và bạn nhận thấy cảm giác đau nhức, ê buốt răng thì cần xử lý sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và ngăn chặn nguy cơ đối với các biến chứng răng miệng. Khi đó bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây ngay trước khi đến nha sĩ thăm khám và điều trị.
- Nếu răng bị sứt, mẻ khi đang ăn nhai thì cần nhanh chóng nhổ ngay mảnh vỡ và thức ăn ra ngoài để tránh mảnh vỡ sắc nhọn trôi xuống cơ quan tiêu hóa.
- Không dùng lưỡi hay tay để chạm vào gờ răng bị mẻ bởi lúc này răng vỡ khá sắc nhọn nên có thể gây ra hiện tượng chảy máu lưỡi, đứt tay.
- Nên gom và giữ lại các mảnh răng bị vỡ, không tự ý gắn lại mảnh vỡ mà nên đến bác sĩ để tư vấn có thể gắn hàn lại vào răng không.
- Súc miệng thật sạch bằng nước muối loãng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào mô răng bị tổn thương gây ra các bệnh lý nguy hiểm.
Để xử lý dứt điểm tình trạng tự nhiên răng bị mẻ vỡ thì tốt nhất bạn nên đến trực tiếp nha khoa thăm khám và bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.
- Hàn trám răng: Tự nhiên răng bị mẻ với miếng vỡ không quá lớn thì có thể thực hiện trám răng bằng vật liệu chuyên dụng để phục hình răng. Đây là phương pháp tiết kiệm thời gian và chi phí so với các phương pháp khác nhưng kết quả khó duy trì được lâu dài, nhất là trường hợp trám răng cửa.
- Dán sứ Veneer: Răng sứt mẻ nhỏ, mặt nhai còn hiệu quả thì có thể dán sứ Veneer với mặt sứ rất mỏng và gần như không phải mài răng. Răng dán sứ sẽ có tính thẩm mỹ cao và hiệu quả phục hình tốt nên được rất nhiều người ưa chuộng.
- Bọc răng sứ: Phương pháp này thực hiện được trong hầu hết các trường hợp răng bị sứt mẻ với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bác sĩ sẽ bọc một mão răng sứ lên trên răng thật đã được mài cùi để phục hình cho răng với hình dáng, màu sắc tương tự răng thật và có chức năng ăn nhai tốt. Hạn chế của bọc răng sứ là tỷ lệ mài cùi răng khá nhiều so với dán sứ, nếu bác sĩ tay nghề kém hoặc trang thiết bị lạc hậu thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
Xem thêm: Tật đẩy lưỡi có tác hại gì? Cách khắc phục hiệu quả như thế nào?
Răng mọc trong vòm miệng phải xử lý như thế nào?
Như vậy, bài viết trên đây của Nha khoa trẻ đã chia sẻ những thông tin chi tiết về tình trạng tự nhiên răng bị mẻ, gãy vỡ. Nếu cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa thì đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa