Trồng răng Implant lần 2 có được không? Có nguy hiểm không?
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng hiện đại. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân mà trụ Implant không thể tích hợp với xương hàm và bị đào thải. Vậy trồng răng Implant lần 2 có được hay không? Hãy cùng Nha Khoa Trẻ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Cấu tạo của răng Implant
So với các phương pháp trồng răng thông thường khác, Implant là kỹ thuật được hiện đại nhất, được đánh giá cao và có nhiều ưu điểm vượt trội hơn có nhờ cấu tạo gồm 3 phần ưu việt.
- Trụ Implant
Trụ Implant được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm ở vị trí mất răng. Được làm từ vật liệu Titanium nguyên chất nên trụ Implant có khả năng tích hợp nhanh chóng với xương hàm giúp răng giả cố định vững chắc và ngăn chặn tiêu xương hàm hiệu quả.
- Khớp nối Abutment
Đây là cầu nối giữa trụ Implant và thân răng sứ ở trên cùng, lành tính với cơ thể.
- Mão răng sứ
Mão răng sứ có hình dáng, màu sắc tương tự như răng thật và đảm nhận chức năng ăn nhai thay thế cho răng bị mất.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do một nguyên nhân nào đó mà trụ Implant có thể không tích hợp và bị đào thải. Khi đó, bạn phải thực hiện trồng răng Implant lần 2.
2. Nguyên nhân khiến trụ Implant bị đào thải
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng hiện đại, có độ bền cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, vì đây là kỹ thuật khó và đòi hỏi cao về chất lượng xương của bệnh nhân nên bất kỳ sai sót nào xảy ra trong quá trình thực hiện cũng có thể gây ra biến chứng về sau. Điển hình là trụ Implant bị đào thải.
Những nguyên nhân phổ biến gây ra sự đào thải của trụ Implant gồm:
2.1. Nguyên nhân khách quan
- Vật liệu trụ Implant kém chất lượng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tích hợp giữa xương hàm và trụ Implant. Khi này, trụ Implant sẽ bị đào thải ra ngoài.
- Các sai sót trong quá trình cấy trụ Implant như đặt trụ sai vị trí, cấy trụ quá nông,… do bác sĩ nha khoa chưa có kinh nghiệm thực hiện cũng là nguyên nhân làm đào thải trụ Implant.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Sau khi cấy ghép trụ bệnh nhân chăm sóc không đúng cách hoặc bị va chạm mạnh do ngoại lực tác động.
- Xương hàm quá xốp, yếu, mật độ xương không đủ để giữ chặt trụ Implant.
- Tình trạng sâu răng, viêm nướu, viêm tủy ở các răng kế cận cũng gây ảnh hưởng và làm đào thải trụ Implant.
3. Trồng răng Implant lần 2 có được không?
Trồng răng Implant lần 2 có được không hay trụ Implant bị đào thải có cấy lại được hay không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi khoảng trống ở vị trí Implant bị đào thải sẽ gây ra khó khăn trong việc ăn uống. Về lâu dài còn có thể gây tiêu xương hàm, răng bị xô lệch khớp cắn và dẫn đến tâm lý tự ti khi giao tiếp.
Các bác sĩ nha khoa khuyên rằng, ngay sau khi phát hiện trụ Implant có dấu hiệu bị đào thải, cần đến ngay phòng khám nha khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến các răng kế cận và ngăn chặn viêm nhiễm ở vùng nướu. Khi này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy trụ Implant ra khỏi xương hàm. Sau đó điều trị tổn thương vùng nướu và chờ lành thương để tiến hành trồng răng Implant lần 2.
Vậy sau khi trụ Implant bị đào thải, bạn hoàn toàn có thể cấy ghép Implant lần 2. Cần thực hiện càng sớm càng tốt để tránh bị tiêu xương hàm và ảnh hưởng đến việc phục hình răng.
Tuy nhiên, cấy ghép răng lần 2 sẽ phức tạp hơn nhiều so với lần đầu. Bởi bác sĩ sẽ phải thực hiện một số thao tác hỗ trợ khác như nâng xoang, ghép xương hàm,… Vì vậy, trồng răng Implant lần 2 có thể gây khó chịu, đau đớn nhiều hơn.
Để hạn chế cảm giác đau và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra. Bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, áp dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại giúp quá trình trồng răng Implant lần 2 diễn ra an toàn, chính xác.
Xem thêm:
Healing Abutment là gì? Có mấy loại? Vai trò của Healing trong Implant
Phục hình cố định trên Implant là gì? Quy trình thực hiện?
4. Cách ngăn chặn tình trạng Implant bị đào thải sau khi thực hiện
Cách tốt nhất để ngăn chặn các biến chứng trụ Implant bị đào thải và giảm tỷ lệ trồng răng Implant lần 2 là phải khắc phục những nguyên nhân tiềm ẩn khiến trụ Implant bị đào thải ngay từ đầu.
Đầu tiên, cần lựa chọn nha khoa chất lượng cao. Sử dụng hệ thống trụ Implant cao cấp và trang bị đầy đủ trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại. Cùng với đó là quá trình cấy trụ Implant phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn sâu về Implant.
Sau khi thăm khám nha khoa tổng quát, bác sĩ sẽ đánh giá chất lượng xương hàm của bệnh nhân để quyết định có cần thực hiện ghép xương hàm hay không. Đây là yếu tố quan trọng quyết định thành công của ca cấy ghép Implant. Nếu sau sót trong giai đoạn này thì tỷ lệ trụ Implant bị đào thải là rất cao.
Khi cấy ghép trụ thành công, bạn cần thời gian nghỉ dưỡng để lành thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thăm khám nha khoa theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi lộ trình vận động của trụ Implant trong xương hàm và đưa ra hướng giải quyết sớm khi gặp vấn đề ngoài mong muốn.
Chăm sóc răng miệng cũng là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân không phải thực hiện trồng răng Implant lần 2. Bởi nếu răng miệng không sạch sẽ sẽ gây ra mảng bám và vi khuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng trụ Implant.
Sau khi trụ Implant bị đào thải, cần thăm khám nha khoa ngay để điều trị và tiến hành trồng răng Implant lần 2 giúp khôi phục tính thẩm mỹ cùng chức năng ăn nhai nhanh chóng, tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về Implant hay muốn phục hình răng mất an toàn, hãy liên hệ với Nha Khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn thăm khám và điều trị nhanh nhất nhé.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Hotline: 0901 334 334
Địa chỉ: 38 Ngụy Như, Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa