Trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt phải làm sao?
Trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt có thể xảy ra ở một số trẻ trong quá trình thay răng. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của bé nên bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt có thể xảy ra ở một số trẻ trong quá trình thay răng. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của bé nên bố mẹ cần đặc biệt lưu ý các biểu hiện khi bé thay răng để có cách chăm sóc tốt nhất.
1. Diễn biến mọc răng hàm ở trẻ 6 tuổi
Quá trình thay răng của trẻ là hiện tượng răng sữa bắt đầu lung lay và gãy rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Diễn biến của quá trình này bắt đầu từ khi trẻ 6 tuổi và kéo dài đến khoảng 12 tuổi là hoàn tất. Một hàm răng vĩnh viễn hoàn thiện phải bảo gồm 28 chiếc răng là 8 răng cửa, 4 răng nanh và 16 răng hàm.
Khác với những chiếc răng khác cần trải qua quá trình thay răng sữa thì răng hàm số 6, số 7 mọc lên độc lập khiến nhiều bố mẹ lầm tưởng đó là răng sữa. Nếu bố mẹ chú ý thì có thể thấy răng hàm số 6 mọc lên trong giai đoạn 6 – 7 tuổi, lúc này chưa có chiếc răng sữa nào được thay thế. Còn các răng hàm số 4, số 5 thì vẫn trải qua quá trình thay răng bình thường từ răng sữa chuyển thành răng vĩnh viễn.
Những chiếc răng hàm sẽ đảm nhận vai trò chính trong quá trình nghiền nát thức ăn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi. Vậy nên, khi trẻ 6 tuổi mọc răng hàm thì bố mẹ cần hết sức lưu ý và chăm sóc răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể tốt nhất cho bé. Nhờ đó, bé sẽ có hàm răng khỏe đẹp và sức khỏe răng miệng tốt nhất đến khi trưởng thành.
2. Đặc điểm khi trẻ 6 tuổi mọc răng hàm
Với một hàm răng phát triển bình thường thì thứ tự mọc răng cũng tương tự như khi mọc răng sữa, tức là chiếc răng sữa nào mọc trước thì cũng sẽ rụng trước và được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Thứ tự thông thường khi mọc răng hàm trên là răng cửa giữa, răng cửa bên, răng tiền cối, răng nanh, răng hàm và các răng cối lớn.
Còn đối với hàm dưới thì thứ tự mọc răng có khác đôi chút lần lượt là răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và các răng cối còn lại.
Thời gian thay răng ở răng hàm thường sẽ lâu hơn so với các răng khác bởi răng hàm có nhiều chân răng hơn. Trung bình thời gian thay răng hàm sẽ mất từ 1 – 2 tháng. Khoảng thời gian này có thể dao động ít hoặc nhiều phụ thuộc vào điều kiện mọc của từng răng. Nếu răng được mọc lên trong điều kiện thuận lợi, tức là không bị chèn ép hay chen chúc với các răng khác thì thời gian mọc răng sẽ nhanh chóng hơn.
Khi trẻ 6 tuổi mọc răng hàm thì những thói quen hàng ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mọc răng của trẻ. Nếu trẻ hay đẩy lưỡi tại vị trí răng đã nhổ bỏ thì rất dễ gây viêm nhiễm, tác động xấu đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới. Ngoài ra, các thói quen xấu như mút tay, cắn bút,… cũng làm ảnh hưởng đến hàm răng sau này khiến bé bị hô hàm trên, răng khấp khểnh,… Vậy nên bố mẹ hãy tập cho bé bỏ những thói quen xấu này để bảo vệ sức khỏe răng miệng về lâu dài.
3. Biểu hiện khi trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt
Tình trạng sốt mọc răng xảy ra do nướu lợi bị sưng đỏ gây đau nhức, khó chịu. Nhiệt độ khi trẻ bị sốt thường chỉ dao động 38 – 38,5 độ và trẻ không bị tiêu chảy. Trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt chỉ là một trong những dấu hiệu khi bé mọc răng và rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường của cơ thể.
Vì vậy để biết chính xác trẻ có phải sốt do mọc răng hay không thì bố mẹ cần lưu ý thêm những biểu hiện như chán ăn, khó ngủ. Điều này là do cảm giác đau nhức và khó chịu khi chiếc răng hàm nhú lên khiến trẻ ăn uống khó khăn hơn, đồng thời tình trạng tỉnh giấc vào ban đêm cũng hay gặp phải do cơn đau làm phiền đến trẻ.
4. Hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ mọc răng hàm
Trẻ 6 tuổi mọc răng hàm sẽ cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt tình trạng sốt mọc răng cũng khiến trẻ mệt mỏi hơn. Lúc này bố mẹ cần quan tâm chăm sóc cho trẻ bằng cách:
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ chứ không nên ép bé ăn nhiều cùng một lúc. Có thể chia thành 6 – 8 bữa ăn thay vì 3 – 4 bữa như bình thường.
- Đồ ăn của trẻ trong giai đoạn này phải được hầm nhừ, mềm nhuyễn. Tốt nhất là bố mẹ nên nấu cháo loãng hoặc súp cho bé để bé dễ dàng ăn nhai hơn.
- Nếu trẻ 6 tuổi mọc răng hàm bị sốt thì bố mẹ nên tìm cách hạ sốt cho bé, có thể áp dụng các phương pháp như chườm nóng, hoặc dùng thuốc hạ sốt có chỉ định của bác sĩ.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé để giảm thiểu vi khuẩn tối đa trong khoang miệng. Ngoài việc chải răng đều đặn 2 lần/ngày thì cần vệ sinh lưỡi, súc miệng kỹ nhiều lần.
- Quan sát và theo dõi quá trình trẻ 6 tuổi mọc răng hàm, nếu có dấu hiệu răng mọc bất thường hay mọc sai lệch thì cần đưa bé đến nha khoa để bác sĩ thăm khám đưa ra phương án giải quyết.
Xem thêm:
14 tuổi nhổ răng có mọc lại không?
Bé mọc răng khểnh có ảnh hưởng gì: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Với những kiến thức về răng trẻ em ở trên, chắc hẳn bố mẹ đã nắm vững quá trình trẻ 6 tuổi mọc răng hàm cũng như cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ rồi chứ. Nếu còn băn khoăn bất cứ vấn đề nào khác thì bố mẹ có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ để được tư vấn chi tiết.
NHA KHOA TRẺ
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi