Răng tạm trên Implant có tác dụng gì? Quy trình thực hiện
Trong thời gian trồng răng Implant sẽ cần chờ khoảng 2- 6 tháng để tiến hành phục hình trên Implant. Trong thời gian này sẽ gặp phải các khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Để khắc phục vấn đề này thì bác sĩ sẽ thực hiện gắn răng tạm Implant cho khách hàng.
1. Răng tạm trên Implant là gì?
Răng tạm/hàm tạm là phục hình tạm thời chuyển tiếp trong khi chờ đợi trụ Implant lành hoàn toàn. Đây là những mão răng được lắp tạm thời nhằm hỗ trợ, bảo vệ trụ Implant trong thời gian chờ mão răng vĩnh viễn hoàn thành.
Trong thời gian này, ở vị trí mất răng sẽ trống gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn nhai và giao tiếp. Nhằm khắc phục tình trạng trên, bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng sử dụng răng tạm trên Implant nhằm tạm thời thay thế vị trí và chức năng của răng đã mất.
2. Mục đích của răng tạm trên Implant
Việc sử dụng răng tạm là một điều cần thiết trong thời gian chờ đợi thực hiện phục hình cho răng. Đặc biệt với răng tạm trên Implant, mão răng vĩnh viễn cần thời gian để chế tác sao cho phù hợp với răng miệng mỗi khách hàng. Ngoài ra răng tạm còn được sử dụng với các mục đích như:
- Che lấp các khoảng trống do mất răng để lại, giúp thẩm mỹ răng miệng được đảm bảo trong giao tiếp, sinh hoạt.
- Bảo vệ cho nướu và trụ răng Implant trong quá trình chờ đợi mão răng.
- Giảm bớt việc răng nhạy cảm, ê buốt ở khu vực thực hiện cấy răng.
- Duy trì khoảng trống phù hợp giữa các răng giúp hạn chế tình trạng xô đẩy của các răng diễn ra trước khi hoàn thành.
- Vai trò như một mão răng thật giúp các bác sĩ đánh giá mức độ phù hợp và chế tạo được chính xác, hoàn hảo với mỗi khách hàng.
Xem thêm: Làm răng Implant có nguy hiểm không?
3. Các loại răng tạm trên Implant thường được sử dụng
3.1 Răng tạm có cánh dán
Loại răng này thường được chỉ định trong trường hợp mất từ 1-2 răng, nhất là phục hình răng cửa. Bác sĩ thực hiện dán loại này vào mặt trong của răng kế bên trong thời gian từ 15-20 phút. Nhờ vậy, khách hàng sẽ được đảm bảo tính thẩm mỹ trong thời gian chờ trụ Implant tích hợp với xương hàm.
3.2 Răng tạm trên Implant có thể tháo lắp
Đây là loại khuyên dùng với những bệnh nhân mất nhiều răng hoặc mất các răng xen kẽ, thậm chí là cả hàm. Khi sử dụng nên tránh đè trực tiếp lên mô ghép làm ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương.
Nhược điểm của loại này là khá cồng kềnh, gây khó chịu cho người sử dụng. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, môi, má, lưỡi sẽ quen với loại hàm giả có thể tháo lắp. Thời gian để thực hiện có phần lâu hơn các loại răng tạm khác, khoảng 30-45 phút.
3.3 Răng tạm được gắn cố định
Có thể sử dụng răng tạm cố định trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng yêu cầu xương hàm cần đủ thể tích và độ bền chắc. Lúc đó răng tạm được gắn cố định trên các trụ Implant mới cấy. Mất từ 15-30 phút để thực hiện gắn loại răng tạm này.
3.4 Cầu răng tạm cố định
Cầu răng tạm được khuyên dùng cho các trường hợp chỉ mất một hoặc nhiều răng nếu các răng kế cận cũng cần phục hình lại. Quá trình thực hiện sẽ kéo dài từ 30-45 phút.
4. Quy trình gắn răng tạm trên Implant tại Nha Khoa Trẻ
Tại Nha Khoa Trẻ, bạn sẽ được lựa chọn giữa 2 phương pháp phục hình răng tạm cho răng Implant phổ biến nhất:
4.1 Làm răng tạm trực tiếp tại cơ sở với phương pháp truyền thống
Bác sĩ sẽ chế tác răng tạm cho bạn bằng cách sử dụng Composite sau khi đặt trụ Implant. Đội ngũ nhân viên sẽ thực hiện lấy mẫu răng dựa trên kích thước chính của mão răng Implant, đảm bảo khi bạn đeo sẽ không có cảm giác khó chịu.
Răng tạm sẽ có độ thẩm mỹ tầm 80% so với răng chế tác hoàn chỉnh. Mặc dù không có độ chắc chắn như răng sứ trên Implant nhưng sẽ đảm bảo việc ăn nhai cũng như giao tiếp không còn là vấn đề với bạn.
4.2 Làm bằng phương pháp kỹ thuật số CAM/CAD
Bác sĩ sẽ lên kế hoạch phục hình trên máy với các thiết bị lấy dấu scan hiện đại nhằm đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất. Răng tạm tức thì sẽ được phục hình chuẩn xác với độ thẩm mỹ và chất lượng cao hơn hẳn.
Việc phục hồi răng bị mất một cách tự nhiên với thời gian ngắn nhất là điều ai cũng muốn. Tuy nhiên, nếu không cân nhắc kỹ các tiêu chí kỹ thuật sẽ dẫn đến các nguy cơ như Implant không tích hợp xương, mô nướu teo, đường viền không cân xứng.
Xem thêm:
Trồng răng Implant giá bao nhiêu?
Quy trình trồng răng Implant mất bao lâu
5. Chăm sóc răng tạm đúng cách như thế nào?
Mặc dù chỉ là răng tạm trên Implant nhưng lại có chức năng thay thế tương tự như răng thật nên yêu cầu bạn phải chăm sóc và vệ sinh thật kỹ.
Với những bệnh nhân gắn răng tạm cố định:
- Bệnh nhân thực hiện vệ sinh răng miệng bằng bàn chải có lông mềm mịn tối thiểu 2 lần 1 ngày. Không nên sử dụng tăm nước do lực nước tương đối mạnh có nguy cơ làm bung răng.
- Trong thời gian tích hợp xương hàm, hạn chế tối đa các thực phẩm quá cứng hay quá nóng, quá lạnh để không gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàm tạm.
- Lưu ý giảm thiểu sự đè nén, nghiến và tác động trực tiếp đến hàm tạm.
- Theo dõi quá trình ăn nhai thường xuyên để đảm bảo không bị ảnh hưởng đến khớp cắn hay răng không phù hợp gây nhét thức ăn.
Với những bệnh nhân gắn răng tạm trên Implant tháo lắp:
- Hạn chế đeo hàm tháo lắp thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến vùng được thực hiện cấy ghép.
- Đảm bảo vệ sinh sau khi ăn sạch sẽ. Nên sử dụng xà phòng để chải rửa do kem đánh răng sẽ khiến hàm giả bị mòn dần theo thời gian.
- Khi không sử dụng nên tháo hàm và ngâm trong ly nước sạch nhằm tránh vi khuẩn tấn công cũng như gây bẩn, mất thẩm mỹ.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề về răng tạm trên Implant. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ Nha Khoa Trẻ để nhận sự tư vấn và hỗ trợ qua số hotline 0901.334.334.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa