Hàm răng sữa của trẻ em có tác dụng gì? Các bảo vệ bộ răng sữa
Răng sữa của trẻ em có tác dụng quan trọng trong ăn nhai, phát âm, phát triển xương hàm,... Vậy nên cần chăm sóc và bảo tồn răng sữa đúng cách đến khi thay răng vĩnh viễn.
Răng sữa của bé là hệ răng mọc lên đầu tiên, nhưng chúng chỉ là những chiếc răng tạm thời bởi sau đó chúng sẽ được thay thế bằng các răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là răng sữa không quan trọng mà thực chất tác dụng của răng sữa là rất to lớn trong quá trình ăn nhai và phát triển của trẻ.
1. Răng sữa là răng nào?
Răng sữa là những chiếc răng mọc ở thời kỳ trẻ vẫn còn đang bú sữa mẹ. Đây chính là bộ răng đầu đời, mọc ở giai đoạn phát triển quan trọng nhất ở trẻ.
Những chiếc răng này đã hình thành ngay từ trong giai đoạn phôi thai của thai kỳ vào khoảng tuần thứ 7 đến tuần thứ 10. Sau đó sẽ được lắng đọng chất men và ngà răng từ khoảng 4 – 6 tháng sau khi sinh.
Răng sữa có mấy chân răng sẽ khác nhau giữa các vị trí răng, nhưng cũng tương tự như răng vĩnh viễn những răng cửa sữa có 1 chân và răng hàm có nhiều chân hơn, thường là 2 chân.
2. Hàm răng sữa có tác dụng gì?
Đến tháng thứ 6 trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên là răng cửa hàm dưới rồi lần lượt mọc lên những chiếc răng sữa khác cho đến khi trẻ hoàn thiện 20 chiếc răng sữa trên cung hàm. Thông thường, trẻ sẽ mọc răng hoàn thiện trước 3 tuổi, nếu răng sữa có mọc muộn thì thời gian cũng không chênh lệch quá nhiều.
Răng sữa của bé cần được chăm sóc và bảo vệ đến khi trẻ bắt đầu thay răng để đảm bảo trẻ ăn nhai tốt, không gặp các nguy cơ khi bị mất răng sữa sớm. Những tác dụng cũng như vai trò của bộ răng sữa đối với trẻ em cực kỳ quan trọng, các bậc phụ huynh cần lưu ý.
2.1 Chức năng ăn nhai
Răng sữa giúp bé ăn nhai thức ăn dễ dàng hơn, từ đó giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn. Do đó, khi trẻ bắt đầu mọc răng ở giai đoạn 6 tuổi thì bố mẹ nên cho bé ăn dặm và dần bổ sung thêm các thức ăn cứng và khó tiêu hơn.
2.2 Vai trò hỗ trợ hệ tiêu hóa
Trong quá trình nhai, khoang miệng sẽ tiết nhiều nước bọt hơn giúp bé tăng tiết enzyme alpha – amylase. Đây là loại enzyme có chức năng khởi động quá trình tiêu hóa tinh bột và thực phẩm. Nên bé bắt buộc phải có bộ răng sữa để đảm bảo vai trò nghiền nát thức ăn trong những năm tháng đầu đời để dạ dày tiêu hóa tốt và luôn khỏe mạnh.
2.3 Kích thích phát triển xương hàm
Răng sữa của trẻ em có chức năng giúp xương hàm phát triển ổn định bởi khả năng nhai và cắn thức ăn trên răng tạo thành lực kích thích xương hàm phát triển bình thường.
2.4 Tác dụng của răng sữa giúp phát âm chuẩn xác
Vai trò của bộ răng sữa giúp bé phát âm chuẩn và nhanh biết nói hơn. Thực thế bố mẹ có thể thấy khi trẻ mọc hoàn thiện răng sữa trên cung hàm cũng chính là lúc bé biết nói. Khi đó, các răng và hàm đã kín kẽ nên giọng nói của trẻ sẽ rõ ràng hơn. Nếu trẻ em có hàm răng sữa khỏe đẹp đến lúc thay răng thì sẽ phòng ngừa được tình trạng nói ngọng, phát âm sai lệch.
2.5 Định hướng răng vĩnh viễn mọc đều đẹp
Răng sữa còn có tác dụng định hướng cho các răng vĩnh viễn mọc đều đẹp, đúng vị trí. Thông thường khi thay răng, răng sữa của bé rụng đi sau đó răng vĩnh viễn mới mọc lên, lúc này răng vĩnh viễn sẽ mọc tại vị trí tương xứng với răng sữa đã mất. Trừ một số trường hợp răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc sai vị trí do răng sữa trước đó không khỏe mạnh, hoặc trước đó răng sữa mọc lệch.
3. Hậu quả khi mất răng sữa sớm
Với những tác dụng to lớn của hàm răng sữa thì chắc chắn khi mất răng sữa sớm sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến răng miệng của bé. Bé có thể mất răng sữa phía trước (răng cửa, răng nanh) hoặc mất răng phía sau (răng hàm).
Mất răng phía trước có thể xuất phát từ nguyên chấn thương do trẻ đang ở giai đoạn tập bò, tập đi, chạy. Trường hợp khác mất răng sữa có thể do sâu răng bú bình và sâu răng lan nhanh.
Sâu răng vào ngà, tủy răng sẽ khiến trẻ bị đau răng, ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày. Sâu răng nặng có thể gây nhiễm khuẩn tại chỗ, nguy cơ vi khuẩn lan rộng dẫn đến các bệnh toàn thân như: viêm phổi, viêm khớp,…
Với trường hợp sâu răng làm mất răng sữa sớm trước tuổi thay răng ở trẻ sẽ làm giảm khả năng ăn nhai, hoạt động nhai không tốt làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Nếu mất răng cửa sữa sẽ làm sự phát âm chậm lại hoặc bị thay đổi, đặc biệt các âm phát cần có sự tiếp xúc giữa lưỡi và mặt trong của răng cửa như “s”, “v”,…
Mất răng sữa tạo thành khoảng trống, các răng bên cạnh có thể nghiêng vào vị trí mất răng. Các răng vĩnh viễn mọc lên thay thế sẽ thiếu chỗ, mọc chen chúc, khấp khểnh hoặc mọc bị kẹt dẫn đến sai lệch khớp cắn.
4. Thời điểm nhổ răng sữa tốt nhất cho trẻ em
Giai đoạn thay răng thông thường ở trẻ là từ 6 – 12 tuổi. Một số trường hợp có thể thay răng sớm hơn khi trẻ 4 tuổi hoặc muộn hơn khi bé đã được 8 tuổi. Tùy vào cơ địa từng trẻ hoặc cách chăm sóc răng miệng mà thời điểm thay răng có thể có sự khác biệt.
Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý thời điểm tốt nhất để nhổ răng sữa cho con là khi nhận thấy những chiếc răng này bắt đầu lung lay. Dấu hiệu này cho thấy răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc lên nên đây sẽ là thời điểm nhổ răng phù hợp.
Nhưng bố mẹ cần phân biệt rõ trường hợp răng sữa lung lay do thay răng với các trường hợp lung lay do chấn thương hay bệnh lý. Răng sữa lung lay để thay răng sẽ không có các dấu hiệu sưng nướu, đau nhức, chảy máu,…
5. Chăm sóc răng sữa bảo vệ sức khỏe răng miệng trẻ em
Khi đã hiểu rõ “hàm răng sữa có tác dụng gì” thì chắc hẳn bố mẹ cũng hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ từ nhỏ. Cần vệ sinh răng miệng đúng cách để giúp trẻ có hàm răng sữa khỏe đẹp, thay răng đúng thời điểm để tránh các tình trạng răng mọc lệch, sai khớp cắn.
- Đối với những bé còn nhỏ chưa mọc răng hoặc răng mới mọc (dưới 1 tuổi) thì bố mẹ nên vệ sinh nướu răng cho bé. Bố mẹ hãy lấy bông gạc quấn lên ngón trỏ để chà nhẹ nhàng lên nướu của trẻ.
- Những trẻ lớn hơn 1 tuổi thì bố mẹ cần cho bé tập dần thói quen chải răng. Ban đầu có thể chỉ chải răng với nước sạch, sau khi bé đã quen với việc súc miệng sau đánh răng thì bố mẹ hãy cho bé chải răng với kem đánh răng.
- Khi đã bắt đầu chải răng với kem đánh răng thì bố mẹ cần theo sát và nhắc nhở bé nhổ ra chứ không nuốt kem đánh răng.
- Đối với những bé lớn hơn, có thể tự chải răng thì bố mẹ hãy nhắc nhở bé chải răng sạch sẽ và đều đặn mỗi ngày. Có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng để làm sạch khoang miệng kỹ lưỡng hơn.
- Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng đúng cách, bàn chải thì phải có lông mềm để không làm tổn thương đến nướu của bé. Kem đánh răng thì cần lưu ý đến lượng Fluor, đây là thành phần giúp men răng của bé chắc khỏe nhưng nếu hấp thụ quá nhiều thì cũng không tốt cho sức khỏe răng miệng.
Xem thêm:
Bé mọc răng sữa hàm trên bị thưa
Những bệnh răng miệng trẻ em thường gặp nhất mà bố mẹ nên biết
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé thì việc lưu ý đến những thói quen xấu của bé là điều rất cần thiết. Các thói quen như mút tay, đẩy lưỡi, cắn bút,… chính là nguyên nhân khiến răng vĩnh viễn mọc sai lệch, thậm chí làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm. Do đó, ngay khi thấy bé có những thói quen này thì bố mẹ cần nhắc nhở, dỗ dành giúp bé loại bỏ chúng hoàn toàn.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa