Nội dung chính

Răng Implant bị vỡ nứt phải làm sao? Nguyên nhân do đâu?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 17/05/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Răng Implant có tuổi thọ trung bình tương đối cao, có thể sử dụng tới 25 năm nếu được chăm sóc tốt. Trường hợp răng Implant bị vỡ nứt khá hiếm gặp, tuy nhiên vẫn có một số nguyên nhân khiến răng Implant giảm độ bền, bị lung lay, gãy vỡ. Để tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này thì hãy theo dõi tiếp bài viết này nhé!

Răng Implant bị vỡ nứt phải làm sao? Nguyên nhân do đâu?

1. Cấu tạo của răng Implant

Thiết kế của răng Implant tương tự như một chiếc răng thật với phần chân răng giả được đặt cố định trên xương hàm. Trụ Implant (chân răng) sau một thời gian cấy ghép sẽ dần tích hợp với xương, các tế bào xương tự bám vào bề mặt Implant và tạo độ vững chắc lâu dài.

Với một chiếc răng Implant hoàn thiện cả chân răng và thân răng có độ cứng chắc gấp nhiều lần răng thật mang đến trải nghiệm ăn nhai cực tốt. Đồng thời đạt hiệu quả thẩm mỹ cao với thân răng sứ được chế tác với hình dáng, màu sắc giống hệt răng thật.

Xét về cấu trúc thì răng Implant có 3 phần: Trụ Implant, khớp nối abutment và mão răng sứ. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhận một chức năng riêng biệt, trụ Implant là chân răng, Abutment liên kết trụ răng với mão sứ và mão răng sứ thay thế thân răng.

Cấu trúc răng Implant gồm 3 phần trụ răng, abutment và mão sứ

2. Nguyên nhân khiến răng Implant bị gãy vỡ

2.1 Trụ Implant bị vỡ, lung lay

Trụ Implant kém chất lượng

Các loại trụ Implant chính hãng đã được kiểm duyệt, cấp phép đưa vào sử dụng có độ bền chắc lâu dài, khả năng chịu lực ăn nhai tốt. Ngược lại, các dòng trụ trôi nổi trên thị trường, không rõ thành phần cấu tạo tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, không đảm bảo tiêu chuẩn lực nhai, sau một thời gian sử dụng sẽ bị gãy vỡ.

Chọn trụ Implant có kích thước không phù hợp với chức năng

Nếu là răng hàm sẽ yêu cầu lực nhai lớn, khi đó dòng trụ Implant phù hợp phải có kích thước lớn, đủ lực tải để ăn nhai thuận lợi. Nếu là loại trụ Implant nhỏ sẽ thích hợp hơn với các răng cửa không cần ăn nhai nhiều.

Đặt trụ Implant sai vị trí

Bác sĩ lên phác đồ điều trị sai lệch, tính toán sai các thông số kỹ thuật sẽ dẫn tới việc đặt trụ Implant sai vị trí, sai hướng. Điều này sẽ gây ra việc phân bổ lực nhai không đồng đều, lực nhai làm quá tải răng Implant dẫn đến trụ răng bị gãy vỡ, răng Implant bị lung lay.

Đặt trụ răng sai vị trí làm vỡ nứt răng Implant

2.2 Răng sứ trên Implant bị bể

Chế độ ăn nhai không tốt

Mặc dù răng Implant không bị hạn chế về chế độ ăn nhai, nhưng để tăng tuổi thọ sử dụng thì bạn vẫn nên tránh ăn đồ quá cứng. Cũng tương tự như một chiếc răng thật, răng sứ vẫn có thể bị tổn tại khi cắn phải vật cứng hoặc bị chấn thương. Đây là một trong những nguyên nhân khiến răng sứ trên Implant bị mẻ vỡ.

Thói quen xấu nghiến răng

Tật xấu nghiến răng trong thời gian dài sẽ làm răng dần suy yếu, răng Implant bị tác động mạnh sẽ xuất hiện vết nứt, trụ lung lay. Các răng thật cũng bị mòn dần, nếu không khắc phục kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mất thêm răng.

Răng sứ kém chất lượng

Cùng với chất liệu trụ Implant thì răng sứ trên Implant cũng dễ bị hư hỏng nếu chất lượng kém, không rõ nguồn gốc. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng chúng sẽ bị gãy vỡ, rơi ra khỏi chân răng Implant.

Răng sứ trên Implant kém chất lượng dễ bị mẻ vỡ

Bọc răng sứ sai kỹ thuật

Việc lắp răng sứ không sát khít, lệch ra khỏi vị trí sẽ làm suy giảm lực nhai, gây vướng víu khó chịu. Theo thời gian, lực cắn tác động lên xuống trên răng Implant sẽ làm chúng bị mẻ vỡ nhanh chóng.

Xem thêm: Cấy 1 răng Implant bao nhiêu tiền?

3. Răng Implant bị vỡ nứt phải làm sao? Cách khắc phục

Răng Implant bị vỡ dù xuất phát từ trường hợp nào thì bạn cũng nên đến trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, xử lý kịp thời. Tránh ăn nhai hay tác động mạnh làm đau và tổn thương nướu, viêm nhiễm chân răng.

Tùy vào mức độ hư hỏng của răng mà bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ hay trụ Implant để làm lại một chiếc răng mới. Thay thế răng sứ trên Implant sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn các trường hợp hỏng trụ Implant.

Nếu trụ Implant bị gãy vỡ hay không tích hợp với xương hàm thì cần loại bỏ Implant ra khỏi xương hàm và chờ thời gian hồi phục. Sau khi nướu răng và xương hàm đã ổn định trở lại thì mới có thể tiến hành cấy ghép Implant lần 2.

Lần này cần đảm bảo tuyệt đối các điều kiện an toàn trong điều trị để tránh biến chứng hay rủi ro như trước đó gặp phải. Cụ thể cần lựa chọn nha khoa có bác sĩ tay nghề cao, thiết bị hiện đại, phòng khám vô khuẩn và vật liệu cấy ghép Implant chất lượng.

Răng Implant bị vỡ cần làm lại răng sứ mới

4. Làm thế nào để bảo vệ răng Implant lâu bền?

Cùng với kỹ thuật trồng răng đạt chuẩn thì tuổi thọ răng Implant sẽ được duy trì lâu dài nếu bạn biết chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà. Cụ thể hãy lưu ý đến những vấn đề dưới đây để tránh làm răng Implant bị vỡ nứt.

Xem thêm: 

Cắm Implant có chụp MRI được không?

[Giải đáp] Cấy ghép Implant đi máy bay được không?

Như vậy, nguyên nhân và cách khắc phục răng Implant bị vỡ nứt đã được chia sẻ chi tiết ở trên. Nếu cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc inbox fanpage: nhakhoatrehanoi.

Danh mục cẩm nang