NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Răng giả tạm thời là gì? Có mấy loại? Khi nào cần sử dụng?

Khi tiến hành phục hình răng thẩm mỹ, khôi phục răng mất sẽ cần sử dụng răng giả tạm thời trong thời gian ngắn chờ gắn răng vĩnh viễn. Mục đích giúp duy trì hoạt động ăn nhai, thẩm mỹ của hàm răng trong quá trình phục hình.

Răng giả tạm thời là gì? Có mấy loại? Khi nào cần sử dụng?

1. Răng giả tạm thời là gì?

Răng giả tạm thời (răng tạm) là loại răng có tuổi thọ ngắn, được sử dụng thay thế cho răng giả vĩnh viễn trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là giai đoạn chờ chế tác mão răng sứ đối với kỹ thuật trồng răng sứ hoặc chờ lành thương khi cấy ghép Implant.

Răng tạm được làm bằng nhựa hoặc Composite, nếu so sánh với răng giả vĩnh viễn thì độ tự nhiên, thẩm mỹ và chức năng ăn nhai không được đánh giá cao. Thời gian sử dụng răng tạm tùy vào phương pháp phục hình, có thể trong 1 tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Khi đã gắn răng giả tạm thời thì người bệnh hoàn toàn có thể ăn nhai, giao tiếp bình thường mà không gây ảnh hưởng đến công việc. Tuy nhiên, răng chỉ được gắn tạm thời và không phải lúc nào cũng vừa vặn, nên khi cắn mạnh có thể làm sút răng.

2. Khi nào cần sử dụng răng giả tạm thời?

2.1 Răng giả tạm thời khi làm răng sứ

Làm răng sứ cần tiến hành mài cùi răng, lấy dấu răng sau đó mới tiến hành chế tác mão sứ vừa vặn, hình dáng đạt thẩm mỹ cao. Thời gian làm răng sứ thường dao động trong khoảng 2- 3 lần hẹn, trong thời gian đó sẽ phải sử dụng răng giả tạm thời khi chờ làm mão sứ để đảm bảo thẩm mỹ, hỗ trợ ăn nhai và tránh cùi răng thật tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Sau khi chế tác thành công mão sứ, bác sĩ sẽ tháo răng tạm và dùng keo dán nha khoa gắn cố định răng sứ lên cùi răng thật. Đồng thời tiến hành điều chỉnh từng chi tiết, kẽ răng và điều chỉnh khớp cắn đảm bảo độ cân xứng, ăn khớp hoàn toàn với nhau.

Răng giả tạm thời khi làm răng sứ

2.2 Răng tạm trong trồng răng Implant

Trồng răng Implant thực hiện phục hình răng mất bằng cách đặt trụ răng vào xương hàm thay thế chân răng đã mất, tiếp đó gắn khớp nối abutment và mão sứ lên trên. Để lắp răng giả cố định sẽ phải đến khi trụ Implant ổn định trong xương hàm, thường sẽ phải chờ tối thiểu 4 – 6 tuần đối với trường hợp trồng răng Implant tức thì.

Trường hợp cấy ghép Implant sau một thời gian dài mất răng và đã xuất hiện tình trạng tiêu xương thì kỹ thuật phục hình sẽ phức tạp hơn, thời gian chờ lành thương cũng lâu hơn. Để có thể lắp răng giả hoàn chỉnh có thể kéo dài từ 1- 3 tháng.

Trong suốt thời gian chờ phục hình mão sứ sẽ sử dụng răng giả tạm thời để lấp đầy khoảng trống mất răng. Đặc biệt duy trì thẩm mỹ cho các răng cửa bị mất, đáp ứng chức năng ăn nhai không làm tổn thương mô nướu và trụ Implant.

Răng tạm trong trồng răng Implant

3. Có mấy loại răng giả tạm thời được sử dụng?

3.1 Răng tạm có cánh dán

Răng tạm có cánh dán được sử dụng trong các trường hợp phục hình khi mất từ 1 – 3 răng. Đặc biệt thường được chỉ định cho răng cửa vì răng không phải chịu lực ăn nhai nhiều và mạnh. Khi thực hiện thì cánh dán của răng tạm sẽ được dán vào mặt trong của các răng bên cạnh.

3.2 Răng giả tạm thời có thể tháo lắp

Răng giả tháo lắp được chỉ định cho các trường hợp trồng răng giả khi mất 1 hoặc nhiều chiếc răng trên cung hàm. Khi sử dụng loại răng giả tạm thời này sẽ cần một thời gian để làm quen, phải tháo lắp khi cần thiết nên gây cảm giác khó chịu, vướng víu.

3.3 Răng tạm được gắn cố định

Răng tạm cố định được sử dụng khi phục hình răng mất bằng cấy ghép Implant. Người bệnh cần sử dụng răng tạm trong suốt thời gian chờ trụ Implant tương thích tốt với xương hàm, sau đó mới tháo xuống để thay thế mão răng sứ vĩnh viễn.

3.4 Cầu răng tạm thời

Cầu răng tạm được sử dụng trong các trường hợp mất 1 hoặc nhiều răng và tiến hành làm bắc cầu răng sứ. Được khuyến khích sử dụng khi những chiếc răng bên cạnh răng mất đang trong giai đoạn cần phục hình lại, nó có tác dụng bảo vệ những chiếc răng bên cạnh răng mất đã bị mài cùi.

Xem thêm: Làm răng tháo lắp bằng nhựa dẻo

Vệ sinh răng miệng đúng cách để duy trì răng tạm

4. Ưu nhược điểm của các loại răng giả tạm thời

Trong bất kỳ một phương pháp phục hình nào đều cần sử dụng răng giả tạm thời. Nếu không sử dụng răng tạm thì không chỉ khó khăn trong việc ăn nhai mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khiến phục hình thất bại.

Ưu điểm của răng giả tạm thời

  • Răng tạm lấp đầy khoảng trống mất răng giúp duy trì tính thẩm mỹ.
  • Răng giả lắp ngay sau khi mài cùi hoặc cấy trụ Implant giúp bảo vệ chân răng, tránh gây hư hại răng thật và chân răng giả.
  • Giúp bảo vệ nướu răng, giảm tác động đến mô nướu gây chảy máu sau nhổ răng hoặc trong quá trình chờ lành thương.
  • Giúp đảm bảo chức năng ăn nhai khi chờ phục hình răng giả vĩnh viễn.

Nhược điểm của răng tạm

  • Răng giả tạm thời không được thiết kế theo khuôn răng, có thể không vừa vặn như mong muốn nên có nguy cơ bị rơi trượt.
  • Cần làm quen với việc sử dụng răng tạm, thời gian đầu có thể gây kích ứng nhẹ.
  • Răng lắp tạm thời nên việc hỗ trợ ăn nhai bị giới hạn, cảm giác ăn nhai không được tốt.
  • Màu sắc, độ bền, tuổi thọ của răng giả tạm thời không bằng răng giả vĩnh viễn.

5. Lưu ý khi sử dụng răng giả tạm thời

Những lưu ý khi trồng răng sứ quan trọng sẽ bao gồm cả việc chăm sóc và bảo quản răng tạm như thế nào để trồng răng thuận lợi. Mặc dù chỉ mang tính chất sử dụng tạm thời nhưng bạn vẫn cần lưu ý những vấn đề dưới đây để răng tạm được bền chắc đến khi được thay thế.

  • Chăm sóc, vệ sinh răng tạm sạch sẽ nhưng cần chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm để lấy vụn thức ăn kẹt ở kẽ răng.
  • Không nên ăn nhai thức ăn quá cứng, tránh cắn xé trực tiếp lên răng tạm làm hỏng răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách để duy trì răng tạm

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ những thông tin về việc sử dụng răng giả tạm thời, hy vọng những kiến thức này là hữu ích để giúp bạn có quá trình phục hình thuận lợi. Nếu cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa thì có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 hoặc inbox fanpage: Nhakhoatrehanoi.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.