Nội dung chính

Răng cấm và răng khôn: Bạn đã biết cách phân biệt chưa?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 01/09/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Cách phân biệt răng cấm và răng khôn như thế nào? Nhiều người nhầm lẫn giữa răng cấm và răng khôn do chúng có một số đặc điểm giống nhau như hình dáng, kích thước tương tự nhau.

Nhiều người nhầm lẫn giữa răng cấm và răng khôn do chúng có một số đặc điểm giống nhau như hình dáng, kích thước tương tự nhau. Vậy cách phân biệt răng cấm và răng khôn như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Răng cấm và răng khôn: Bạn đã biết cách phân biệt chưa?

1. Răng cấm là gì?

Răng cấm thuộc nhóm răng hàm, là tên cách gọi khác của răng số 6 và răng số 7. Xét về vị trí của răng cấm là có thứ tự tương ứng là 6, 7 tính từ răng cửa.

Răng cấm mọc lên vào giai đoạn trẻ được khoảng 6, 7 tuổi và chỉ mọc một lần duy nhất trong đời. Mỗi hàm sẽ có 4 răng hàm chia đều cho 2 góc trong cùng trên cung hàm. Những chiếc răng này có mặt ăn nhai lớn, nhiều hỗ rãnh và thân phình to. Những chiếc răng này chịu áp lực ăn nhai chính của hàm răng, giúp nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống dạ dày.

2. Răng khôn là gì?

Răng khôn chính là răng số 8 nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm và nằm ngay cạnh răng cấm số 7. Số lượng răng khôn mọc ở mỗi người là khác nhau, có thể là 1, 2, 3 hoặc tối đa là 4 răng, một số trường hợp đặc biệt thì không mọc chiếc răng khôn nào.

Những chiếc răng khôn sẽ trồi nên ở thời điểm trưởng thành từ 17 – 25 tuổi, lúc này thì xương hàm đã phát triển cứng chắc và nướu lợi khá dày nên răng khó mọc lên. Răng khôn thường không mọc thẳng, mà mọc lệch, mọc ngầm chèn ép gây đau nhức cho người bệnh. Do đó răng khôn thường được chỉ định nhổ bỏ để không xảy ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Răng khôn số 8 nằm cuối cùng trên cung hàm và ngay cạnh răng số 7

3. Cách phân biệt răng cấm và răng khôn

Răng cấm và răng khôn sẽ có những đặc điểm khác nhau tương đối. Để bạn đọc dễ dàng phân biệt được hai chiếc răng này, xin mời đến với những chia sẻ dưới đây từ các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Nha khoa Trẻ.

 

Răng cấm

Răng khôn

Vị trí

Răng ở vị trí thứ 6, 7 so với răng cửa.

Răng hàm lớn số 8, nằm trong cùng.

Thời điểm mọc

6-7 tuổi

17-25 tuổi

Hình dáng

Răng hàm có kích thước lớn, mặt ăn nhai rộng.

Kích thước chênh lệch, có thể to hoặc nhỏ hơn răng hàm khác trên cung hàm.

Chức năng

Đảm nhận chức năng ăn nhai chính.

Không có chức năng gì.

Chỉ định

Cần được bảo tồn tối đa

Nhổ răng khi cần thiết

3.1 Răng cấm và răng khôn khác nhau về chức năng ăn nhai

Răng cấm là những chiếc răng quan trọng trong hoạt động ăn nhai của con người. Trước khi thức ăn được đưa xuống dạ dày, răng cấm sẽ nghiền nát và nhai kỹ thức ăn nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Còn với răng khôn, do vị trí ở trong cùng của hàm nên răng khôn hầu như không tham gia hay hỗ trợ quá trình ăn nhai. Ý nghĩa của việc mọc răng khôn không quá quan trọng vì nó không nắm giữ chức năng gì trên cung hàm. 

3.2 Bác sĩ chỉ định nhổ răng

Đối với răng cấm, bác sĩ luôn ưu tiên giữ lại răng nếu xảy ra sâu răng hay bắt buộc phải nhổ. Các biện pháp được sử dụng sẽ là trám răng, bọc sứ hoặc cố gắng điều trị để giữ lại chân răng. Chỉ trong trường hợp bị tổn thương quá nặng và không thể có phương pháp nào phù hợp, bác sĩ mới đưa ra chỉ định nhổ.

Còn với răng khôn thì ngược lại, bác sĩ thường đưa ra chỉ định nhổ càng sớm càng tốt. Với thân hình to, hình dạng không bình thường, xu hướng mọc lệch lạc,… thì răng khôn sẽ để lại rất nhiều biến chứng nếu không thực hiện nhổ. 

3.3 Trồng răng sau khi nhổ

Răng cấm và răng khôn sẽ nhận được chỉ định khác nhau từ bác sĩ sau khi nhổ. Với răng cấm, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân trồng răng giả thay thế cho chức năng của răng cũ. Nếu không trồng răng sau khi nhổ thay thế răng cấm, bệnh nhân gặp phải các tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu, xô lệch răng,…

Còn với răng khôn, chiếc răng này hầu như không có vai trò gì nên bác sĩ sẽ không yêu cầu bệnh nhân phải trồng lại. Bạn cũng không cần quá lo lắng về tình trạng tiêu xương vì các mô phía trong của răng sẽ lấp đầy khoảng trống đó. 

Xem thêm: 

Răng khôn mọc trong bao lâu?

Răng khôn có tác dụng gì? Trường hợp nào cần nhổ răng khôn?

4. Một số vấn đề thường gặp ở răng cấm và răng khôn

Cũng giống với các răng khác trên cung hàm thì răng cấm và răng khôn mọc thẳng đều có nguy cơ bị sâu răng, viêm tủy, nứt vỡ răng, nhiễm trùng chân răng,… và các vấn đề như các răng vĩnh viễn khác. Còn đối với răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên ngang thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, cụ thể là:

Để khắc phục các vấn đề ở răng cấm và răng khôn thì bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X-quang răng để xác định bệnh lý răng miệng. Đối với răng cấm thì chỉ định được ưu tiên các biện pháp nha khoa giúp bảo tồn răng tối ưu. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý mà cách điều trị là khác nhau, có thể điều trị tủy răng, trám răng, hoặc tiến hành tiểu phẫu khi cần thiết.

Răng cấm sẽ chỉ nhổ răng trong trường hợp bắt buộc khi răng đã gây viêm nhiễm nghiêm trọng, khi việc bảo tồn sẽ không mang lại hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về lâu dài. Khi đó sẽ phải tiến hành trồng răng để phục hình, đảm bảo chức năng ăn nhai và tránh xảy ra biến chứng răng miệng.

Nhổ răng cấm trong trường hợp răng viêm nhiễm nghiêm trọng để ngăn ngừa biến chứng

Khác với răng cấm thì hầu hết các trường hợp răng khôn đều chỉ định nhổ răng bởi nó không đảm nhận bất kỳ chức năng gì của cung hàm mà còn gây ra nhiều biến chứng. Sau nhổ răng khôn sẽ không cần trồng răng giả để thay thế vì việc mất răng khôn không gây ảnh hưởng gì.

Tóm lại răng cấm và răng khôn đều thuộc nhóm răng hàm và chúng là những chiếc răng nằm cạnh nhau. Răng cấm đảm nhận nhiều chức năng quan trọng nên cần được chú trọng chăm sóc để bảo vệ răng khỏe mạnh. Trong khi đó thì răng khôn là răng gây biến chứng, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ bắt buộc phải nhổ răng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Danh mục cẩm nang