Nội dung chính

Răng bị ê buốt khi ăn nhai: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 14/09/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Tình trạng răng bị ê buốt khi ăn nhai thường xảy ra ở trưởng thành và có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng đến ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày.

Tình trạng răng bị ê buốt khi ăn nhai thường xảy ra ở trưởng thành và có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng. Ê buốt răng kéo dài sẽ dẫn đến nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi ăn nhai các thực phẩm nóng lạnh. Vậy nguyên nhân răng ê buốt là do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt khi ăn nhai?

Răng bị ê buốt khi ăn nhai là do đâu?

Răng bị ê buốt khi ăn nhai hay còn gọi là răng nhạy cảm, đây là dấu hiệu cho thấy răng không còn khỏe mạnh. Nếu các răng bị mòn men răng, lộ ngà răng, tủy răng thì sẽ không tránh khỏi được những kích thích từ các tác nhân bên ngoài là thực phẩm nóng lạnh, hoặc đồ ăn chua cay.

Các trường hợp khiến răng bị ê buốt khi ăn nhai bao gồm:

Viêm nướu, tụt nướu cũng làm răng nhạy cảm khi ăn nhai

Tùy vào từng nguyên nhân hay bệnh lý khiến răng bị ê buốt khi ăn nhai mà khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Mặc dù trên đây chỉ là những bệnh lý răng miệng thông thường, nhưng nếu không điều trị kịp thời thì không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng khác như mất răng, viêm nhiễm nặng vùng nha chu,…

2. Răng bị ê buốt khi ăn nhai phải làm sao để khắc phục?

Khi đến nha khoa thăm khám và điều trị, bác sĩ sẽ chụp X-quang sẽ xác định tình trạng răng nướu của bạn như thế nào, mức độ bệnh lý ra sao để có phương án điều trị chính xác nhất. Các phương pháp điều trị tương ứng với các bệnh lý răng miệng khiến răng bị ê buốt khi ăn nhai như sau:

2.1 Ê buốt răng do sâu răng, viêm tủy, mòn răng

Tùy vào mức độ tổn thương của răng mà bác sĩ sẽ chỉ định trám răng hoặc bọc răng sứ tái tạo hình dáng của răng. Với các trường hợp sâu răng, viêm tủy thì trước khi phục hình sẽ phải tiến hành làm sạch lỗ sâu, nạo ổ viêm để loại bỏ triệt để vi khuẩn gây hại.

2.2 Răng đã bị hư hỏng nghiêm trọng 

Trường hợp xấu nhất khi răng bị hư hỏng nặng không thể phục hình thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và tư vấn giải pháp trồng răng giả, có thể làm cầu răng sứ, hàm tháo lắp hoặc cấy ghép Implant tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính của bệnh nhân.

2.3 Điều trị viêm nướu, tụt lợi

Trường hợp này sẽ phải thực hiện vệ sinh răng miệng toàn diện, lấy cao răng và làm sạch các ổ viêm nhiễm. Nếu tình trạng tụt lợi nặng sẽ phải can thiệp tiểu phẫu ghép lợi để khôi phục nướu như trước.

Điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng bằng biện pháp nha khoa

3. Cách phòng ngừa tình trạng ê buốt răng

Các bệnh lý răng miệng gây ê buốt răng hoàn toàn có thể được ngăn ngừa nếu bạn xây dựng cho mình một thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ ăn uống khoa học.

Xem thêm: Mẹo chữa răng ê buốt tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh chóng

                     Ăn chua bị ê răng phải làm sao để khắc phục hiệu quả?

Vệ sinh răng miệng đúng cách để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh

Ngoài ra, việc thăm khám răng miệng định kỳ cũng rất quan trọng giúp kiểm soát các nguy cơ khiến răng nhạy cảm, hạn chế các bệnh răng miệng và điều trị kịp thời (nếu có). Nếu bạn đang gặp các vấn đề răng miệng như trên khiến răng bị ê buốt khi ăn nhai thì hãy đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và có phương án điều trị hiệu quả.

Danh mục cẩm nang