Nội dung chính

Niềng răng mắc cài sứ bị vàng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 03/05/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Có không ít trường hợp niềng răng mắc cài sứ bị vàng do chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng chưa hợp lý. Vậy cách khắc phục tình trạng này như thế nào?

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp chỉnh nha được rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng mắc cài sứ rất dễ bị đổi màu. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng niềng răng mắc cài sứ bị vàng là gì? Hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Niềng răng mắc cài sứ bị vàng

1. Tìm hiểu về niềng răng mắc cài sứ

Đúng như tên gọi, niềng răng mắc cài sứ là phương pháp sử dụng bộ mắc cài là từ sứ cao cấp gắn trên bề mặt răng để chỉnh nha. Nó kết hợp cùng dây cung kim loại tạo nên lực kéo ổn định giúp kéo răng về đúng vị trí khớp cắn.

So với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống thì mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao bởi phần mắc cài được làm bằng sứ có màu sắc khá tương đồng với răng thật. Như vậy giúp chúng tự tin hơn trong quá trình giao tiếp. Ngoài ra, mắc cài sứ còn có độ bền vượt trội, thích hợp và lành tính với mọi lứa tuổi.

Cùng với mắc cài sứ thì một số loại mắc cài khác có màu sắc tượng tự mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao như niềng răng mắc cài sapphire, niềng răng mắc cài pha lê. Tuy nhiên các loại mắc cài này cũng có thể gặp phải vấn đề ố vàng do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

2. Nguyên nhân khiến niềng răng mắc cài sứ bị vàng

Mắc cài sứ được làm từ sứ nguyên chất cao cấp nên rất khó bị đổi màu. Tuy nhiên nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ làm cho các mảng bám dính trên răng và mắc cài. Từ đó gây ra hiện tượng niềng răng mắc cài sứ bị vàng ố. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến làm mắc cài sứ bị vàng:

Thường xuyên sử dụng đồ ăn đồ uống có màu khiến mắc cài sứ bị vàng

3. Cách khắc phục tình trạng niềng răng mắc cài sứ bị vàng

3.1. Điều chỉnh thói quen ăn uống

Khi niềng răng bằng phương pháp mắc cài sứ, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, rượu vang, thuốc lá,… Tránh ăn những thực phẩm đậm màu như nghệ, củ dền, tương cà,… bởi nếu sử dụng những thực phẩm này thường xuyên sẽ khiến niềng răng mắc cài sứ bị vàng và bám màu thức ăn.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp và tránh ăn đồ ăn dẻo, cứng, dai không tốt cho quá trình niềng răng.

3.2. Dùng thêm chỉ nha khoa và máy tăm nước để loại bỏ thức ăn

Để hạn chế hiện tượng niềng răng mắc cài sứ bị vàng, hãy sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa còn dính trên răng.

Chỉ nha khoa có hai loại là chỉ cuộn và chỉ tăm. Nó có chức năng làm sạch thức ăn trong kẽ răng, nơi mà bàn chải đánh răng không đến được. Sử dụng với tần suất 1 lần/ngày là bạn đã có thể giữ được màu sắc tự nhiên cho mắc cài sứ.

Ngoài chỉ nha khoa, bạn cũng có thể lựa cho máy tăm nước. Hiện nay, đây là sản phẩm được rất nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện dụng nó mang lại. Nguyên lý hoạt động của máy tăm nước là sử dụng tia nước cực nhỏ ở áp suất cao để làm sạch các kẽ răng. Ngoài ra, máy còn có tác dụng massage toàn bộ khoang miệng, làm giảm tình trạng ê buốt.

Tuy máy tăm nước có giá thành khá cao. Nhưng sự hữu ích của nó là không thể bàn cãi, rất đáng để thử, đặc biệt là với những người đang niềng răng.

Sử dụng tăm nước để loại bỏ thức ăn hiệu quả

3.3. Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp khắc phục tình trạng niềng răng mắc cài sứ bị vàng

Đối với người niềng răng bằng mắc cài, trong khoang miệng của họ có rất nhiều khí cụ nên thức ăn rất dễ bị bám lại. Vì vậy, sau khi ăn xong, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn.

Theo các bác sĩ của Nha khoa Trẻ, bạn nên lựa chọn loại bàn chải lông mềm, có rãnh, kẽ hoặc bàn chải điện vì những loại này dễ luồn lách vào các góc khuất trong miệng. Như vậy sẽ hỗ trợ việc đánh răng trở nên thuận tiện hơn.

Đừng quên đánh răng ít nhất 2-3 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn. Hãy thay bàn chải đánh răng tối thiểu 3 tháng/lần.

3.4. Dùng nước súc miệng diệt khuẩn

Sau khi đánh răng và dùng tăm nước, chỉ nha khoa, hãy sử dụng nước súc miệng để làm sạch toàn bộ khoang miệng. Nước súc miệng có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, giúp chúng ta loại bỏ vi khuẩn là niềng răng mắc cài sứ bị vàng. Đồng thời loại bỏ chứng hôi miệng hiệu quả.

3.5. Thăm khám nha khoa và làm sạch mắc cài sứ thường xuyên

Sau khi niềng răng, bạn nên đến thăm khám nha khoa định kỳ để được chăm sóc và kiểm tra mắc cài. Thông thường thì rất ít trường hợp niềng răng bằng mắc cài sứ bị vàng. Nhưng nếu gặp phải hiện tượng này, các nha sĩ sẽ sớm phát hiện và đưa ra cách khắc phục hiệu quả.

Đừng quên lấy cao răng thường xuyên để sở hữu hàm răng trắng đẹp. Và làm sạch mắc cài sứ dưới sự hỗ trợ của các y bác sĩ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho bộ niềng răng mắc cài sứ của mình nhé!

Nha Khoa Trẻ là địa chỉ niềng răng uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Tại đây, bạn sẽ được niềng răng bởi các bác sĩ có tay nghề cao. Đồng thời, vật liệu niềng răng chất lượng, được nhập khẩu từ các nước lớn và có kiểm định của Bộ Y Tế.

Xem thêm: Niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ

Thăm khám nha khoa thường xuyên để làm sạch mắc cài

Đặc biệt, Nha khoa Trẻ có các chính sách bảo hành và chăm sóc bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng chỉnh nha và không phải lo về tình trạng niềng răng mắc cài sứ bị vàng ố nữa.

Không ai muốn gặp phải tình trạng niềng răng mắc cài sứ bị vàng vì nó khiến chúng ta tự ti, mất thẩm mỹ trên khuôn mặt. Vì vậy, hãy áp dụng những phương pháp trên để luôn có nụ cười trắng sáng rạng rỡ trong quá trình niềng răng nhé. Nếu bạn còn thắc mắc và đang gặp các vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn sớm nhất.

NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline : 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Trang web: http://nhakhoatre.com

Tác giả:

Danh mục cẩm nang