Niềng răng có thay đổi xương hàm không? 4 thay đổi cụ thể và lưu ý
Niềng răng có thay đổi xương hàm cả theo hướng tích cực và tiêu cực. Theo dõi chi tiết bài viết để cập nhật chi tiết.
Niềng răng là giải pháp giúp tỉnh chỉnh những hàm răng lệch lạc, hô, móm,… trở nên đều đặn, thẳng hàng. Tuy nhiên, nhiều người rất băn khoăn về vấn đề “Niềng răng có thay đổi xương hàm không?” và mong muốn Nha khoa Trẻ giải đáp. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chủ đề này ngay bây giờ.
1. Niềng răng có thay đổi xương hàm không?
Niềng răng có thay đổi xương hàm thông qua các khí cụ như dây cung, mắc cài,… và dựa trên phác đồ điều trị đã được lên từ trước. Để giải thích cho điều này, ta có thể dựa trên mối quan hệ mật thiết giữa răng và xương hàm. Nhờ lực kéo tác động lên răng, cả xương và răng sẽ được tinh chỉnh và dần đem lại cải thiện tích cực.
Tuy nhiên, những thay đổi này vừa có thể là tích cực vừa có thể là tiêu cực. Về mặt tích cực, đó là thay đổi xương hàm đúng như phác đồ, đem lại vẻ đẹp và hiệu quả chỉnh nha như mong muốn. Về mặt tiêu cực, tình trạng răng miệng có thể không những không cải thiện mà còn ngày càng tồi tệ hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe,…
2. Những thay đổi của xương hàm khi niềng răng
Dưới đây là những thay đổi cụ thể mà bạn cần biết từ các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ.
2.1 Khắc phục được khớp cắn
Niềng răng có ảnh hưởng đến xương hàm theo hướng tích cực, đặc biệt là khớp cắn. Với hầu hết tình trạng móm, khớp cắn hở, khớp cắn chéo, sai lệch,… đều sẽ được khắc phục nếu thực hiện niềng răng chuẩn chỉ, đúng kỹ thuật. Với mỗi cá nhân sẽ có phác đồ điều trị và hiệu quả chỉnh nha là hoàn toàn khác nhau.
Lúc này, khớp cắn của hai hàm sẽ được kéo lên trước, ra sau hay sang trái, phải để đem đến kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, nếu tình trạng khớp cắn quá nghiêm trọng và liên quan đến xương hàm thì hiệu quả đem lại sẽ không được tối ưu.
2.2 Răng và xương hàm được định hướng
Răng lệch lạc, khấp khểnh,… về lâu dài sẽ đem lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Niềng răng có thay đổi xương hàm khi định hướng răng và xương hàm được phát triển đúng như mong muốn, không bị lệch lạc. Điều này có ý nghĩa đặc biệt với trẻ em, đối tượng vẫn đang trong thời kỳ phát triển xương hàm.
2.3 Cải thiện sự bất đối xứng gương mặt
Với những tác động tích cực của chỉnh nha tới xương hàm, gương mặt của bạn sẽ dần trở nên cân đối hơn. Đây cũng là lợi ích đáng mong đợi đi kèm khả năng cải thiện khớp cắn người niềng. Kết thúc quá trình niềng, bạn sẽ có gương mặt tự nhiên, ngũ quan có phần cải thiện,…
2.4 Ổn định xương hàm sau khi niềng
Sau khi kết thúc chỉnh nha, răng vẫn chưa hoàn toàn ổn định và có thể xảy ra tình trạng “chạy về vị trí cũ”. Với hàm duy trì, xương hàm sẽ hoàn toàn ổn định và không xảy ra tình trạng lệch lạc hay di dời răng nữa. Nhờ vậy, người niềng sẽ có hàm răng đều đặn đúng như mong muốn và nhu cầu của bản thân.
3. Một số trường hợp ảnh hưởng xương hàm không nền niềng răng
Bên cạnh niềng răng có thay đổi tích cực tới xương hàm, vẫn có những trường hợp niềng răng không đem lại hiệu quả mong muốn. Dưới đây là những trường hợp cụ thể mà bạn đọc cần biết.
- Hàm nhô nghiêm trọng do xương hàm phát triển bất thường, sai khớp cắn loại 2, 3 trở lên,…
- Xương hàm phát triển lệch lạc và chỉ có thể khắc phục bằng việc phẫu thuật.
- Hàm mỏng, ngắn do bẩm sinh.
- Hàm ngắn, hếch không thể cải thiện triệt để nếu chỉ niềng răng.
Với những trường hợp trên, các bác sĩ thường phải thăm khám kỹ lưỡng hơn và tư vấn bệnh nhân phẫu thuật. Đó có thể là phẫu thuật gọt xương hàm, ghép thêm xương,… Sau đó, bệnh nhân có thể thực hiện niềng răng để có được hàm răng đều đẹp như mong muốn.
4. Lưu ý thực hiện niềng răng an toàn, đều đẹp
Dưới đây là những lưu ý cụ thể để bạn đọc có thể tự tin chỉnh nha và có được hàm răng đúng như mong muốn.
- Niềng răng có thay đổi xương hàm nên bạn cần lựa chọn các đơn vị nha khoa uy tín, giàu kinh nghiệm.
- Một số phương pháp chỉnh nha sẽ đem lại hiệu quả cao và tính thẩm mỹ đảm bảo (tiêu biểu là niềng răng Invisalign).
- Tuân thủ đúng các hướng dẫn, lưu ý của bác sĩ về quy trình chăm sóc răng miệng, đồ ăn nên tránh, tật xấu cần bỏ,…
- Theo dõi, báo cáo ngay tình trạng bất thường cho bác sĩ.
- Tái khám định kỳ theo chỉ định.
- Đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về “Niềng răng có thay đổi xương hàm hay không” cùng những trường hợp và lưu ý cụ thể. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thể tự tin niềng răng và có được hàm răng như mong muốn. Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334.