Niềng răng có giữ được răng khểnh không? Khi nào phải nhổ?
Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không? Răng khểnh không hẳn là răng "duyên" mà có thể gây ra nhiều phiền toái nên việc niềng răng là rất cần thiết để sắp xếp toàn bộ răng trên cung hàm.
Răng khểnh hay chính là răng nanh mọc chếch phía trên cung hàm, nhiều người cho rằng đây là răng “duyên” nhưng thực chất lại mang đến nhiều phiền toái cho người sở hữu. Nó là một dạng răng mọc lệch lạc, chen chúc làm giảm chức năng ăn nhai và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
Do đó, việc niềng răng khểnh để giúp hàm răng ngay ngắn, thẳng hàng là rất cần thiết. Nhưng một vấn đề được đặt ra lúc này là niềng răng có giữ lại răng khểnh được không? Có phải nhổ răng không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để được giải đáp chi tiết nhé!
1. Răng khểnh là gì?
Răng khểnh là chiếc răng nanh số 3, chiếc răng này không mọc thẳng hàng với các răng khác mà mọc chếch lên phía trên cung hàm. Có trường hợp mọc răng khểnh 1 bên, cũng có trường hợp mọc 2 bên.
Mỗi trường hợp sẽ có mức độ mọc lệch khác nhau và có độ cân xứng không giống nhau. Vì vậy, răng khểnh có thể giúp nụ cười trở nên duyên hơn, dễ thương hơn nhưng cũng có không ít trường hợp làm mất thẩm mỹ khuôn mặt.
Nếu răng khểnh nhô ra quá mức, không tạo nét thu hút cho khuôn mặt, thậm chí còn gây ra các vấn đề răng miệng thì nên niềng răng khểnh để khắc phục.
2. Niềng răng có giữ được răng khểnh không?
Không ít khách hàng mong muốn giữ lại chiếc răng khểnh duyên dáng của mình dù thực hiện niềng răng chỉnh nha. Với công nghệ hiện đại như hiện nay thì các bác sĩ nha khoa cũng cho biết, niềng răng hoàn toàn có thể giữ lại răng khểnh.
Trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, tư vấn và lên kế hoạch điều trị cụ thể cho từng khách hàng. Khi đó sẽ xác định mức độ lệch của răng khểnh thuộc tình trạng trung bình hay phức tạp, từ đó đánh giá có nên giữ lại răng khểnh hay không.
Bác sĩ cần cân nhắc nhiều yếu tố khi chấp thuận ý định niềng răng giữ lại răng khểnh của khách hàng. Hướng đến mục tiêu không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, mà còn nắn chỉnh khớp cắn và bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.
Nếu đã thống nhất niềng răng để lại răng khểnh thì bác sĩ sẽ không gắn mắc cài, không tác động lực trên răng khểnh. Các giai đoạn điều trị cần theo dõi và tạo lực phù hợp để nắn chỉnh hàm răng nhưng vẫn đảm bảo răng khểnh cân xứng, mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao.
3. Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không?
Số ít trường hợp răng khểnh không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và có thể giữ lại sau niềng. Hầu hết các tình trạng khác đều được bác sĩ khuyến cáo nên niềng răng khểnh, nắn chỉnh toàn hàm để răng đều, thẳng tắp giúp ăn nhai tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh răng miệng, đau khớp cắn, rối loạn khớp thái dương,…
Khi niềng răng khểnh sẽ có 2 phương án điều trị, một là kéo lùi răng khểnh về đúng vị trí thẳng hàng với các răng khác. Hai là nhổ răng khi niềng răng khểnh và kéo khít các răng toàn hàm.
Để xem xét niềng răng khểnh có phải nhổ răng không thì bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên cấu trúc hàm và mức độ mọc chếch của răng khểnh. Nếu hàm răng quá chen chúc, thiếu khoảng trống thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng, nhổ 2 – 4 hoặc 6 răng tùy mức độ phức tạp của hàm răng.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc các phương pháp thay thế để hạn chế nhổ răng. Có thể thực hiện nong hàm khi thiếu khoảng, cắm minivis để di xa răng,… sao cho đáp ứng hiệu quả tối ưu nhất.
Xem thêm: Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền?
4. Nhổ răng để niềng răng khểnh có nguy hiểm không?
Chắc hẳn có không ít bạn lo lắng mức độ nguy hiểm, đau nhức khi nhổ răng để niềng răng khểnh. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ chỉ yêu cầu nhổ răng khi đã cân nhắc đầy đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Dựa trên sức khỏe của người niềng, sức khỏe của hàm răng và chỉ nhổ răng khi thật sự cần thiết. Trước đó, người niềng sẽ tiến hành chụp X-quang, thăm khám chi tiết để có phương án điều trị phù hợp nhất.
Trường hợp nhổ 4 – 6 răng khi niềng không phải là hiếm và thực tế cũng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe người niềng. Để an tâm nhổ răng, niềng răng đạt hiệu quả cao, bạn chỉ cần lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
5. Lưu ý để niềng răng, nhổ răng an toàn
Dù giữ lại răng khểnh hay nhổ răng khi niềng thì người bệnh cũng nên chú ý những vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn điều trị.
Lựa chọn nha khoa chất lượng
Nếu bạn có nhu cầu niềng răng khểnh đừng nên quá vội vàng trong việc lựa chọn nha khoa điều trị. Bạn có thể thăm khám nhiều cơ sở nha khoa, tham khảo feedback của các khách hàng nha khoa đó để đánh giá độ uy tín, độ tin cậy trong lĩnh vực niềng răng, nhổ răng.
Một nha khoa chất lượng cần đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Bác sĩ có tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm để đưa ra những chẩn đoán chính xác, tư vấn hiệu quả có nên giữ lại răng khểnh không, niềng răng có nhổ răng không,… Đồng thời thực hiện các kỹ thuật niềng răng, nhổ răng một cách chính xác, không xảy ra sai sót.
- Phòng khám sở hữu đầy đủ trang thiết bị hiện đại trong chỉnh nha, máy lấy dấu răng, máy chụp X-quang hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh. Trong nhổ răng cần có hệ thống máy nhổ răng hiện đại hạn chế xâm lấn, đau nhức, hỗ trợ nhanh lành thương.
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Khi thực hiện nhổ răng để niềng, cần đặc biệt ghi nhớ những lời dặn của bác sĩ. Cụ thể là cách cầm máu, các biện pháp giảm đau, uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn,… Cũng tương tự như khi niềng răng sẽ có những chỉ định của bác sĩ mà bạn cần tuân thủ tuyệt đối để niềng răng thuận lợi.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Niềng răng khểnh nói chung và việc nhổ răng để niềng răng khểnh nói riêng cần có chế độ ăn uống phù hợp. Không nên ăn những đồ quá cứng, quá dai làm tác động mạnh đến hàm răng, vết nhổ răng.
Đồng thời cẩn thận trong vệ sinh răng miệng, đánh răng hàng ngày đúng cách, kết hợp với các dụng cụ vệ sinh răng miệng khác đảm bảo hàm răng sạch sẽ, khỏe mạnh.
Tái khám đúng lịch hẹn
Bạn cần tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra vết thương sau nhổ răng, để tiếp tục quá trình niềng răng. Bác sĩ thực hiện siết lực trên khí cụ để nắn chỉnh răng cho giai đoạn mới.
Xem thêm:Niềng 2 răng cửa có được không? Giá bao nhiêu tiền?
6. Niềng răng ở đâu uy tín, chất lượng tại Hà Nội?
Nha khoa Trẻ thuộc top đầu các địa chỉ niềng răng uy tín tại Hà Nội, nha khoa dẫn đầu công nghệ số với hệ thống thiết bị hiện đại bậc nhất. Cùng với đó là đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao trong cả lĩnh vực niềng răng và nhổ răng.
- Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng – bác sĩ phụ trách chỉnh nha tại Nha khoa Trẻ với hơn 10 năm kinh nghiệm thực tiễn. Đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực niềng răng và mang đến những nụ cười trọn vẹn cho các khách hàng.
- Cùng với đó là các bác sĩ tốt nghiệp 100% đại học Y Hà Nội chuyên khoa Răng Hàm mặt, các bác sĩ sở hữu chứng chỉ chỉnh nha chuyên sâu được cấp bởi bộ Y tế.
- Nha khoa đạt Danh hiệu Platinum Invisalign trên hệ thống Invisalign toàn cầu.
- Phòng khám có tới ⅚ ca chỉnh nha phục hình ở Việt Nam được ghi danh trên trang Invisalign Quốc Tế (Global Invisalign Galler)
- Ứng dụng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại trong chỉnh nha, cụ thể là máy Scan iTERO Element, máy chụp X-quang Conebeam, máy siêu âm Piezotome, máy cắt biên Air,…
- Công nghệ cắm Minivis sử dụng máng hướng dẫn giúp đạt độ ổn định cao trong xương, tránh xâm lấn cấu trúc giải phẫu, hỗ trợ hiệu quả trong các trường cần di xa răng.
- Áp dụng các hệ thống khí cụ của các thương hiệu hàng đầu thế giới như Damon Mỹ, Invisalign Hoa Kỳ,…
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã giải đáp chi tiết vấn đề “niềng răng có phải nhổ răng khểnh không” với mong muốn giúp bạn hiểu thêm về kỹ thuật niềng răng tại nha khoa. Nếu cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm thì bạn có thể liên hệ với nha khoa chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.
NHA KHOA TRẺ – NHA KHOA UY TÍN TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa