Niềng răng có nguy hiểm không? Làm thế nào để niềng răng an toàn, không biến chứng
Niềng răng có nguy hiểm không? Các trường hợp niềng răng sai kỹ thuật, không đảm bảo các yếu tố chỉnh nha sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe răng miệng.
Niềng răng là giải pháp thẩm mỹ giúp bạn có được hàm răng đều đẹp và lấy lại nụ cười rạng rỡ nhất. Tuy nhiên, vẫn nhiều người vẫn băn khoăn niềng răng có nguy hiểm không? Tác hại của niềng răng là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.
1 Tìm hiểu về niềng răng chỉnh nha
1.1 Niềng răng là gì?
Trước khi đánh giá niềng răng có nguy hiểm không thì hãy cùng tìm hiểu khái niệm về phương pháp này. Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng các khí cụ chuyên dụng gắn trên răng để tạo lực kéo dịch chuyển các răng về vị trí mong muốn trên cung hàm.
Với một kỹ thuật niềng răng đạt chuẩn sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho bạn như hàm răng được sắp xếp ngay ngắn, khớp cắn chuẩn xác hơn, giảm áp lực cho quai hàm, hạn chế các bệnh răng miệng và quá trình ăn nhai dễ dàng hơn.
1.2 Niềng răng áp dụng cho các đối tượng nào?
Các trường hợp được chỉ định niềng răng chỉnh nha để cải thiện khớp cắn như sau:
Răng hô vẩu
Răng hô vẩu khiến hàm trên chìa ra quá nhiều so với hàm dưới. Lúc này niềng răng sẽ giúp kéo lùi các răng hàm trên ra sau, giúp hai hàm cân xứng với nhau.
Răng móm
Răng móm là tình trạng hàm dưới phủ ngoài hàm trên làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn nhai. Do đó, niềng răng móm là rất cần thiết để điều chỉnh khớp cắn về dạng khớp cắn chuẩn, khôi phục chức năng ăn nhai, đồng thời cải thiện tính thẩm mỹ.
Răng khấp khểnh
Răng lệch lạc, khấp khểnh khá là thường gặp, mặc dù chúng không gây ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống nhưng lại gây bất tiện trong việc vệ sinh các kẽ răng. Chính điều này khiến cho hàm răng của bạn dễ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…
Răng thưa, hở kẽ
Răng thưa dù ở mức độ nặng hay nhẹ cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ của khuôn mặt. Khi có khe hở lớn trên răng sẽ khiến nụ cười của bạn kém duyên và không được tự nhiên. Niềng răng lúc này sẽ giúp các răng sát khít lại với nhau và bạn sẽ tự tin và có nụ cười thoải mái hơn rất nhiều.
Sai lệch khớp cắn
Các dạng sai khớp cắn như khớp cắn chéo, khớp cắn đối đầu,… đều khiến khuôn mặt của bạn không được cân đối, hài hòa. Đồng thời nó còn tác động xấu tới khả năng ăn nhai của bạn và tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Khi đó, niềng răng lệch khớp cắn sẽ giúp bạn lấy lại khớp cắn chuẩn, khắc phục được tất cả các vấn đề trước đó giúp bạn có hàm răng khỏe đẹp lâu dài.
1.3 Các phương pháp niềng răng hiện nay
Tính từ thời điểm ra đời cho đến nay thì phương pháp niềng răng đã được cải tiến rất nhiều. Từ phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống, niềng răng mắc cài tự buộc cho đến phương pháp niềng răng trong suốt hiện đại nhất hiện nay.
Niềng răng mắc cài thường (truyền thống)
Đây là phương pháp xuất hiện đầu tiên và đến nay nó vẫn được áp dụng phổ biến trong nha khoa. Mắc cài thường sử dụng một hệ thống cố định là mắc cài, dây cung và dây thun để chỉnh nha. Mắc cài đó có thể được chế tạo bằng chất liệu sứ hoặc kim loại tùy vào từng nhu cầu sử dụng.
Niềng răng mắc cài tự đóng/tự buộc
Phương pháp áp dụng kỹ thuật tương tự như niềng răng mắc cài thường, nhưng không sử dụng dây thun mà có thêm chốt tự đóng trên mắc cài để cố định dây cung. Nhờ đó mà mắc cài tự buộc có độ bền vững cao, hạn chế được tình trạng bung tuột mắc cài.
Niềng răng trong suốt Invisalign
Sử dụng một bộ khay niềng để nắn chỉnh răng với màu sắc gần như “vô hình” thì niềng răng trong suốt đạt tính thẩm mỹ cao hơn nhiều so với mắc cài. Đồng thời khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng nên giúp bạn thuận tiện trong việc vệ sinh và ăn uống, hạn chế được bệnh lý răng miệng khi niềng răng.
2. Niềng răng có nguy hiểm không?
Niềng răng có nguy hiểm không? Thực tế niềng răng được các chuyên gia đánh giá là phương pháp chỉnh nha an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp niềng răng vẫn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng, cụ thể:
2.1 Niềng răng sai cách
Niềng răng là kỹ thuật khá phức tạp nên đòi hỏi cao về tay nghề bác sĩ chỉnh nha cao và giàu kinh nghiệm để có thể thăm khám, xây dựng kế hoạch chính xác và thực hiện niềng răng tối ưu. Do đó, trong một số trường hợp niềng răng có nguy hiểm bởi bác sĩ tay nghề kém sẽ dẫn đến những sai lệch trong điều trị. Có thể là chẩn đoán sai mức độ nặng nhẹ của răng, thực hiện sai quy trình, điều chỉnh lực siết trên răng quá mạnh gây ra nhiều nguy cơ răng miệng.
2.2 Áp dụng thiết bị thô sơ
Bên cạnh bác sĩ chỉnh nha thì thiết bị nha khoa áp dụng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả niềng răng có nguy hiểm không.
Cụ thể là các khâu chụp X-quang, lấy mẫu hàm nếu thực hiện với công nghệ thô sơ thì có thể sẽ dẫn đến nhiều sai số. Điều này sẽ khiến quá trình niềng răng của bạn kéo dài hơn, hoặc thậm chí có thể xảy ra biến chứng sau niềng răng.
2.3 Chế độ chăm sóc răng miệng không tốt
Trong từng giai đoạn niềng răng, bác sĩ luôn lưu ý với người niềng về chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách khi niềng răng. Nhưng có thể do chủ quan hoặc do một số nguyên nhân khác khiến người niềng lơ là vấn đề này.
Nếu ăn nhai thực phẩm quá cứng, quá dai hoặc chải răng quá mạnh sẽ gây ra nhiều đau nhức, trường hợp nghiêm trọng hơn còn khiến răng lung lay, tụt lợi khi niềng.
Xem thêm:
Niềng răng có tác dụng phụ không?
[Giải đáp] Niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không?
3. Những tác hại của niềng răng do sai kỹ thuật
Nếu không đảm bảo được 3 điều kiện về tay nghề bác sĩ chỉnh nha, công nghệ nha khoa hiện đại và chế độ chăm sóc răng miệng thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể là:
Chết tủy
Nếu nắn chỉnh răng sai cách có thể khiến răng bị nghiêng, không khít nhau làm mất thẩm mỹ, gây khó khăn trong ăn nhai và đau mỏi khớp hàm. Đồng thời, khi niềng răng bởi bác sĩ không có kinh nghiệm có thể làm lòi chân răng, viêm tủy, răng lung lay và làm thời gian điều trị bị kéo dài.
Răng rụng sớm
Niềng răng có làm răng yếu đi không cũng là điều mà nhiều người lo lắng. Và điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu tay nghề bác sĩ không tốt. Người niềng có thể dễ dàng mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu,… khiến cho răng có nguy cơ hư hỏng và rụng sớm hơn bình thường.
Răng sai khớp cắn nặng hơn
Niềng răng để giúp điều chỉnh các sai lệch về khớp cắn trở nên cân đối và hài hòa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp niềng răng sai kỹ thuật không những không giúp cải thiện thẩm mỹ mà còn khiến hàm răng lệch lạc, sai khớp cắn nghiêm trọng hơn trước và càng khó điều trị.
Biến dạng khuôn mặt
Với những đối tượng niềng răng ở độ tuổi phát triển, không mặt sẽ có thể thay đổi theo xu hướng phát triển của xương hàm. Do đó, những sai lệch trong quá trình niềng liên quan đến khớp cắn và xương hàm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc khuôn mặt, thậm chí có thể khiến không mặt bị biến dạng.
4. Niềng răng ở địa chỉ uy tín, đảm bảo an toàn
Mặc dù niềng răng chỉnh nha là kỹ thuật đã được chứng thực về tính hiệu quả và không gây nguy hiểm cho con người. Nhưng nó vẫn có thể gây ra biến chứng nếu bạn thực hiện tại nha khoa kém chất lượng. Chính vì vậy, để tránh xa nỗi lo “niềng răng có nguy hiểm không” thì hãy lựa chọn cho mình một địa chỉ niềng răng uy tín đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau đây:
- Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha.
- Áp dụng thiết bị công nghệ hiện đại trong từng khâu điều trị.
- Cơ sở vật chất hiện đại giúp quá trình niềng răng diễn ra thoải mái nhất.
Nha khoa Trẻ là một trong những địa chỉ niềng răng Hà Nội top đầu quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên sâu niềng răng tốt nghiệp 100% Đại học Y Hà Nội chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt. Với nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn cùng sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị hiện đại, các bác sĩ Nha khoa Trẻ đã thực hiện thành công hàng nghìn ca chỉnh nha, mang đến hàm răng và nụ cười rạng rỡ nhất cho mọi khách hàng. Do đó, đây cũng sẽ là một sự lựa chọn tốt giúp bạn có thể an tâm niềng răng và tránh xa biến chứng không mong muốn.
Ngoài ra, niềng răng có thuận lợi hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc răng miệng của người niềng. Hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng, đồng thời lưu ý đến thời gian thăm khám trong quá trình điều trị để đạt hiệu quả cao nhất.
Trên đây là chia sẻ của Nha khoa Trẻ về vấn đề “niềng răng có nguy hiểm không”, hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Và nếu bạn đang muốn niềng răng nhưng chưa biết nên niềng răng ở đâu tốt thì bạn có thể tham khảo: Top 5 địa chỉ niềng răng uy tín và tốt nhất tại Hà Nội
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa