Niềng răng bị rơi mắc cài có sao không? Xử lý như thế nào?
Trong quá trình niềng răng mắc cài sứ hoặc kim loại có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng niềng răng bị rơi mắc cài. Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào?
Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha được lựa chọn phổ biến để điều trị các trường hợp răng hô móm, lệch lạc. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị nhiều người gặp phải tình trạng niềng răng bị rơi mắc cài khiến họ lo lắng mắc cài bung tuột có sao không? Phải xử lý tình trạng này như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!
1. Tại sao xảy ra tình trạng niềng răng bị rơi mắc cài
Niềng răng mắc cài bạn sẽ được gắn các khí cụ chỉnh nha cố định trên răng, cụ thể là mắc cài, dây cung và dây thun. Mặc dù mắc cài khá bền vững nhưng do sử dụng trong thời gian dài từ 1 – 2 năm nên sẽ không tránh khỏi tình trạng niềng răng bị rơi mắc cài.
Nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này là do:
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Nếu bạn sử dụng các thực phẩm quá cứng, quá dai hoặc quá nóng, quá lạnh thường xuyên thì đây chính là lý do khiến bạn bị bung mắc cài.
- Vệ sinh răng miệng sai cách: Khi bạn chải răng quá mạnh và không tuân theo cách vệ sinh răng miệng được hướng dẫn bởi bác sĩ thì nguy cơ niềng răng bị rơi mắc cài là rất cao.
- Do va đập: Khi bạn bị ngã hay va đập tại vị trí môi miệng sẽ tác động rất lớn đế hệ thống mắc cài bên trong. Nếu va đập mạnh, mắc cài có thể bị rơi hoặc thậm chí là gãy vỡ.
- Do mắc cài kém chất lượng: Việc gắn mắc cài không đảm bảo sẽ rất dễ bị bung tuột, biến dạng mắc cài làm tuột dây cung khi niềng răng. Hay trong các trường hợp niềng răng mắc cài thường, độ đàn hồi dây thun cũng sẽ suy giảm và làm tăng khả năng niềng răng bị rơi mắc cài.
2. Niềng răng bị rơi mắc cài có ảnh hưởng gì không?
Niềng răng mắc cài là quá trình tạo lực tác động để răng dịch chuyển về vị trí mong muốn trên cung hàm. Mức độ răng dịch chuyển như thế nào sẽ được kiểm soát dựa trên tình trạng răng miệng của từng người.
Tuy nhiên, trong trường hợp niềng răng bị rơi mắc cài sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng dịch chuyển của răng. Nếu không điều chỉnh mắc cài kịp thời sẽ làm chậm quá trình niềng răng, thậm chí làm răng bị dịch chuyển sai lệch.
Khi niềng răng bị tuột mắc cài do va đập còn có nguy cơ làm tổn thương đến mô mềm. Các khí cụ mắc cài khá thô nên nếu bị bung tuột thì sẽ làm cọ sát vào môi, má, lưỡi gây ra đau nhức cho người niềng. Chính vì vậy, bạn không nên “mặc kệ” mắc cài bị bung tuột mà cần đến nha khoa để được kiểm tra và điều chỉnh kịp thời.
3. Cách xử lý khi niềng răng bị bung mắc cài
Nếu niềng răng bị rơi mắc cài, bạn đừng quá lo lắng mà hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị của mình để được hỗ trợ.
Hay đến địa chỉ nha khoa mà bạn thực hiện để được thăm khám và điều chỉnh (ngay cả chưa đến lịch tái khám định kỳ). Hãy nhớ giữ lại mắc cài để xử lý dễ dàng hơn và không tùy tiện dùng bất cứ chất liệu nào để gắn lên mắc cài khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ sẽ chỉnh lại dây cung cũng như gắn lại hoặc thay thế mới các mắc cài đã bị hỏng, đồng thời thực hiện điều chỉnh lực phù hợp theo đúng phác đồ điều trị.
Xem thêm:
Dây cung niềng răng đâm vào má
Sau khi mắc cài đã trở lại nguyên vẹn như cũ thì bạn hãy lưu ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Hãy thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế niềng răng bị rơi mắc thêm lần nữa nhé!
Đặc biệt, nếu bạn chưa thực hiện niềng răng thì hãy lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín có bác sĩ tay nghề cao, hệ thống mắc cài chính hãng để loại bỏ hoàn toàn lo lắng niềng răng có bị bung mắc cài hay không.