[Cảnh giác] Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất răng lâu năm
Nếu chủ quan không trồng lai răng giả sau mất răng thì sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ răng miệng bao gồm cả nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất răng gây ra.
Không ít trường hợp người bệnh mất răng chủ quan không trồng lại răng giả sau nhổ răng. Ban đầu có thể chưa có biến chứng gì rõ rệt, nhưng sau một khoảng thời gian nhất định thì bạn sẽ nhận thấy sức khỏe răng miệng suy giảm, cùng với đó là nhiều hệ lụy khác. Đặc biệt nguy hiểm với nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất răng lâu năm gây ra.
1. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất răng
Đã có nhiều nghiên cứu chứng thực về nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất răng lâu năm. Cụ thể ở một nghiên cứu tại Hội nghị ACC Trung Đông và Đại hội hiệp hội tim mạch Emirates lần thứ 10 tại Dubai. Ở những người trưởng thành bị mất răng không do chấn thương được xác định là có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
Kết quả nghiên cứu với 316.588 người ở độ tuổi từ 40-79 thì tỷ lệ người mất răng mắc bệnh tim mạch là 28% và 7% người mắc bệnh tim mạch nhưng không mất răng. Như vậy, tình trạng mất răng ở người trưởng thành sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
Điều này được các chuyên gia lý giải là do tình trạng mất răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào nướu lợi gây viêm nhiễm. Từ nhiễm trùng vùng miệng sẽ gây viêm mạch máu và phát sinh các dấu hiệu về bệnh tim mạch.
Cùng với đó là mức độ Lp-PLA2 tăng cao do số lượng răng giảm sẽ làm thúc đẩy cứng động mạnh. Đồng thời gia tăng các dấu hiệu nguy cơ tim mạch bao gồm: Cholesterol xấu, lượng đường trong máu, huyết áp,…
2. Hậu quả khi mất răng và không trồng răng giả
Không chỉ là nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất răng mà thực tế bạn cần cảnh giác nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể. Nếu mất răng và không trồng răng giả trong một thời gian dài thì sẽ không thể tránh khỏi tình trạng lệch khớp cắn, tiêu xương hàm, loạn năng thái dương hàm,…
2.1 Tiêu xương hàm sau mất răng
Lực ăn nhai được tác động bởi chân răng có vai trò kích thước xương hàm tăng trưởng ổn định. Khi một chiếc răng bị mất đi thì vị trí này không còn tác động ai nhai sẽ làm phần xương ở đây tiêu biến theo thời gian, suy giảm về mật độ và thể tích.
Thông thường, ở người mất răng thì quá trình tiêu xương diễn ra sau khoảng 3 tháng đầu tiên. Đến tháng thứ 6 thì có thể tiêu xương nhanh chóng đến hơn 60% khối lượng xương. Dù thực hiện trồng răng giả bằng cầu răng sứ và hàm tháo lắp thì hiện tượng tiêu xương ổ răng vẫn sẽ xảy ra do phần chân răng bị mất không được phục hồi và không thể tạo lực tác động kích thước xương hàm.
2.2 Lệch khớp cắn, rối loạn khớp thái xương hàm
Toàn bộ các răng trên cung hàm được nâng đỡ bền vững nhờ vào xương hàm bên dưới. Khi bị mất răng và xương hàm tiêu biến sẽ tạo thành một điểm hõm sâu xuống dưới khiến các răng xung quanh có xu hướng để nghiêng về vị trí mất răng. Khi đó, cấu trúc hàm thay đổi dẫn đến sai khớp cắn và tác động tiêu cực đến khớp thái dương hàm.
2.3 Khuôn mặt mất cân đối, lão hóa sớm
Cấu trúc khuôn mặt được định hình một phần bởi xương hàm, khi xương hàm bị tiêu biến thì vùng má tại vị trí này sẽ hóp vào, mặt bị lệch thiếu thẩm mỹ. Đồng thời, da cũng sẽ có dấu hiệu nhăn nheo, lão hóa sớm khiến khuôn mặt già trước tuổi.
2.4 Tác động đến cơ quan tiêu hóa
Ngay khi bị mất răng bạn sẽ nhận thấy việc ăn nhai gặp khó khăn, càng về lâu dài thì mức độ này càng nặng do lệch khớp cắn và tiêu xương hàm. Lực ăn nhai giảm sút sẽ không thể nghiền nát thức ăn, thức ăn dạng thô trực tiếp đi xuống các cơ quan tiêu hóa sẽ khiến bao tử, dạ dày phải hoạt động nhiều và mạnh hơn. Từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa do mất răng.
3. Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất răng
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất răng cùng với nhiều biến chứng nguy hiểm khác thì chúng ta không thể chủ quan với tình huống mất răng. Ngay từ đầu bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng, hạn chế tối đa rủi ro không mong muốn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng cơ bản nhất chính là việc chải răng hàng ngày. Nên thực hiện đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm, không đánh răng quá mạnh để tránh làm tổn thương răng lợi. Ngoài ra, bạn hãy sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tay xỉa răng, dùng đồ rơ lưỡi và nước súc miệng để có giải pháp vệ sinh răng miệng hiệu quả nhất.
Chế độ ăn uống khoa học
Cân bằng những thực phẩm gây hại và có lợi cho sức khỏe răng miệng. Hạn chế tiêu thụ những đồ ăn nhiều đường, đồ uống có cồn, đồ ăn vặt. Đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho răng miệng từ rau rủ như cà rốt, bông cải xanh, dưa leo,…
Thăm khám nha khoa định kỳ
Một trong những cách phòng ngừa quan trọng nhất đối với nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất răng đó chính là tái khám định kỳ 6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng ngay từ giai đoạn đầu. Từ đó sẽ hạn chế tối đa nguy cơ mất răng cùng nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Xem thêm:Mất nhiều răng phải làm sao?
4. Trồng răng Implant – Giải pháp tốt nhất cho người mất răng
Đối với các trường hợp phải nhổ răng hỏng thì cách duy nhất có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất răng là cấy ghép Implant. Phần trụ Titanium được thiết kế thay cho chân răng bị mất, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu cắm trụ Implant vào xương hàm phía dưới nướu. Sau khi trụ Implant tích hợp với xương hàm thì tạo thành khối liên kết bền vững, và tiếp đó bác sĩ sẽ gắn mão răng phục hình bên trên.
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình hiện đại nhất hiện nay, được ưu tiên bởi khả năng khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tối ưu. Đặc biệt không xâm lấn vào các răng kế cận, ngăn ngừa tiêu xương hàm cùng các biến chứng nguy hiểm khác do mất răng gây ra. Tuổi thọ của răng Implant cũng tương đối cao, trung bình lên tới 20 năm và có thể sử dụng vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt.
Tuy nhiên, cấy ghép Implant là kỹ thuật phức tạp nên yêu cầu cao về tay nghề bác sĩ điều trị và thiết bị nha khoa ứng dụng. Hãy chắc chắn bạn đã lựa chọn đúng địa chỉ trồng răng Implant uy tín để phục hình an toàn, tránh xa biến chứng không mong muốn.
Nếu bạn cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm thì có thể liên hệ với phòng khám Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat bên phải nhé.