Tại sao bạn nghiến răng khi ngủ? Có thể chữa trị được không?
Nghiến răng là một căn bệnh phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Đây là tình trạng các răng ở 2 hàm nghiến siết lại với nhau khi không có chủ đích từ sự co cơ của hệ thống nhai.
Nghiến răng khi ngủ vào ban đêm bị đau tai, tạo ra những tiếng kêu khó chịu cũng như gây đau nhức quai hàm, thái dương, mỏi hàm,… Cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu về nghiến răng khi ngủ để có cách điều trị hiệu quả nhé!
1. Biểu hiện của tình trạng nghiến răng khi ngủ
Theo thống kê, có khoảng 20% dân số có triệu chứng của nghiến răng khi ngủ và chỉ khoảng 5 đến 10% có thể nhận biết được điều này.
Nếu những người xung quanh phàn nàn khi bạn nghiến răng ban đêm cũng như có các biểu hiện sau, hãy thật sự nghiêm túc tìm hiểu về vấn đề này:
- Nghiến răng bị đau khi ngủ hoặc khi thức nếu lo âu, stress.
- Răng bị mài mòn mặt nhai cũng như dấu hiệu mẻ răng.
- Răng bị mòn lộ ngà gây đau nhức và nhạy cảm với những thực phẩm nóng lạnh.
- Nghiến răng bị đau tai hoặc bị đau mặc dù không có vấn đề gì về tai.
- Mô nha chu yếu gây lung lay răng.
- Đau đầu âm ỉ không rõ nguyên nhân.
- Thường xuyên bị gián đoạn giấc ngủ.
- Đau thái dương, quai hàm và rất khó há miệng.
- Sai lệch khớp cắn và mắc một số bệnh về răng miệng.
2. Nguyên nhân gây nghiến răng ban đêm
Bệnh thường sẽ được phát hiện bởi những người thân bạn bè xung quanh, chỉ một số ít có thể tự nhận ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nghiến răng khi ngủ và Nha khoa Trẻ đã giúp bạn phân loại như sau:
2.1 Các nguyên nhân nguyên phát
Đây là các nguyên nhân xuất phát từ đầu mà không do bất kỳ bệnh lý nào khác. Các yếu tố nguyên phát bao gồm:
- Các vấn đề liên quan trực tiếp đến răng miệng: Mọc răng ở trẻ em, lệch khớp cắn do răng ko thẳng hàng hoặc bị mất,… đều có thể gây nghiến răng khi ngủ.
- Xuất phát từ tâm lý: Việc quá căng thẳng, thay đổi tâm lý liên tục gây lo âu, giận dữ, stress,… kéo dài khiến tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Xuất phát từ sinh lý: Hoàn toàn có thể bị nghiến răng do di truyền, tuổi tác hay tính cách của mỗi người.
- Sử dụng nhiều chất kích thích: Ngoài ra bia, cà phê,… cũng có tác hại tương tự.
2.2 Các nguyên nhân thứ phát
Các nguyên nhân thứ phát thường xảy ra do một vấn đề sức khỏe hay tình trạng bệnh lý khác, tiêu biểu như:
- Vấn đề về thần kinh: Một số bệnh lý như Huntington hay Parkinson sẽ gây ra cử động vô thức trong lúc ngủ như nghiến răng.
- Vấn đề về sức khỏe tâm thần: Rối loạn lo âu, trầm cảm,… là những vấn đề về tâm thần liên quan trực tiếp đến nghiến răng. Mối liên hệ này bắt đầu từ việc căng thẳng là nguyên nhân chính gây nghiến răng ở người lớn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Các nhà khoa học đã chứng minh sự ảnh hưởng của các loại thuốc điều trị thần kinh sẽ gây nghiến răng ban đêm như một tác dụng phụ. Thủ phạm phổ biến nhất là Fluoxetine (Prozac) và Sertraline (Zoloft).
- Các rối loạn khác: Một số rối loạn như chứng ngủ ngáy, rối loạn tăng động giảm chú ý, trào ngược dạ dày thực quản, chứng ngưng thở… cũng gây ra nghiến răng khi ngủ.
3. Những ảnh hưởng của tật nghiến răng khi ngủ
3.1 Nghiến răng lâu ngày làm mòn men răng
Do hàm trên và hàm dưới nghiến chặt vào nhau với lực mạnh nên sẽ tạo ma sát giữa bề mặt ăn nhai của răng. Từ đó làm mòn mặt nhai của răng cũng như mòn men răng, dần lộ ra ngà răng gây ê buốt nghiêm trọng. Khi răng đã yếu đi thì tác động lực mạnh có thể làm răng dần nứt vỡ, thậm chí là lung lay và gãy rụng.
3.2 Tác động xấu đến các răng phục hình, răng sứ
Đối với các răng phục hình như răng sứ thẩm mỹ, răng Implant thì nghiến răng đều gây ra những tác động tiêu cực làm hư hỏng răng, răng sứ sứt mẻ. Nếu nghiến răng thường xuyên trong thời gian dài có thể làm hỏng hoàn toàn răng sứ và bạn sẽ phải tiến hành phục hình răng lần hai gây tốn kém thêm chi phí.
3.3 Nghiến răng gây ảnh hưởng đến khớp cắn
Nghiến răng có tác hại gì còn liên đến cấu trúc của khớp cắn. Khi khớp cắn hoạt động quá mức sẽ gây mỏi cơ hàm, gây đau đầu, đau cổ, đau khớp thái dương hàm. Nghiêm trọng hơn khi các cơ cắn bị phì đại sẽ làm khuôn mặt dần mất cân xứng, ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt.
4. Khắc phục chứng nghiến răng vào ban đêm
Nếu bạn nhận được lời phàn nàn cũng như đã phát hiện mình mắc bệnh, hãy tìm hiểu và dành thời gian để biết về nghiến răng khi ngủ và cách điều trị. Dưới đây là những lời khuyên của Nha khoa Trẻ dành cho bạn.
4.1 Tự điều trị nghiến răng tại nhà
Tuỳ vào nguyên nhân cũng như thể trạng mỗi cá nhân, người nhà cũng như người bệnh có thể cải thiện tình trạng trên bằng nhiều cách tại nhà.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích vào buổi tối, không uống cà phê hay các loại trà chứa caffeine, rượu bia,… vì chúng khiến tình trạng nghiến răng thêm trầm trọng.
Giải toả tâm lý, có thể tìm đến các hoạt động như thiền và yoga để cân bằng được cuộc sống.
Thay đổi thói quen và hành vi bằng cách thực hiện tư thế hàm và miệng phù hợp. Nên hạn chế các thói quen nhai thứ không phải thức ăn như bút chì, kẹo cao su, tăm,…
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi và magie để cung cấp chất cho răng chắc khỏe.
Quan tâm hơn về giấc ngủ, sắp xếp lịch trình, thư giãn để bản thân có một giấc ngủ sâu và chất lượng.
Xem thêm: Vệ sinh răng miệng kém: Tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe cơ thể
4.2 Khi nào bạn cần đi khám?
Trẻ em thường sau một thời gian sẽ không nghiến răng, người trưởng thành có thể tự khắc phục bệnh hiệu quả bằng nhiều phương pháp như kiềm chế tâm trạng, hành vi.
Tuy nhiên, khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng thì bạn cần đến các địa chỉ nha khoa uy tín như Nha khoa Trẻ để thăm khám và có biện pháp xử lý tốt nhất. Các phương pháp sau chỉ thực hiện nêu có hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ nhằm giúp bạn có thể điều trị nghiến răng khi ngủ.
Mặc dù thuốc không thực sự hiệu quả trong tật nghiến răng nhưng nó có tác dụng giảm sự căng cơ quá mức. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê cho bản như thuốc giãn cơ, tiêm botox nếu không đáp ứng điều trị.
Máng chống nghiến răng cũng sẽ bảo vệ răng bạn khỏi mào mòn do nghiến răng gây ra. Một số loại có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm, từ đó hạn chế nghiến răng cho bạn.
Nếu việc mất răng hay mọc xô lệch là nguyên nhân khiến bạn nghiến răng bị đau thì bác sĩ sẽ tư vấn về nắn chỉnh răng cũng như phục hồi thể trạng răng giúp bạn cải thiện tình trạng trên.
Hy vọng với những chia sẻ trên, Nha khoa Trẻ đã giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết về nghiến răng khi ngủ và cách điều trị. Tuy không nguy hiểm và gây ra các biến chứng nặng nhưng chứng bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến cả bạn và mọi người xung quanh, vì vậy hãy tìm kiếm giải pháp điều trị phù hợp cho mình. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý các cách chăm sóc răng miệng đúng cách để đảm bảo hàm răng luôn khỏe mạnh. Nếu bạn có thắc mắc và cần được tư vấn, liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0901.334.334.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa