Mất răng hàm số 7 có sao không? Trồng Implant phục hình răng tối ưu
Mất răng hàm số 7 có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng, chấn thương, viêm nướu,… Khi đó sẽ khiến bạn gặp phải nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Những chiếc răng hàm đảm nhận chức năng ăn nhai quan trọng của hàm răng, đặc biệt là những chiếc răng hàm lớn như răng số 7. Vậy nên nếu chẳng may mất răng hàm số 7 thì cần lưu ý phục hình răng càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng không mong muốn.
1. Những điều cần biết về răng hàm số 7
Răng số 7 hay còn gọi là răng hàm lớn có mặt ăn nhai rộng và nhiều hố rãnh, chiếc răng này thường nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm, trừ trường hợp mọc răng khôn số 8. Khác với các răng khác trải qua quá trình thay răng thì răng số 7 chỉ mọc 1 lần duy nhất trong đời và không mọc lên lần nào nữa.
Răng số 7 có cấu tạo tương đối phức tạp có nhiều chân răng và nhiều hơn 3 ống tủy. Răng số 7 hàm dưới thì có 2 chân, răng hàm trên thì có 3 chân. Đối với các răng nhiều chân và nhiều ống tủy như vậy thì việc điều trị những tổn thương trên răng sẽ phức tạp hơn.
2. Mất răng hàm số 7 có sao không? Có ảnh hưởng gì không?
Mất răng hàm số 7 có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng, chấn thương, viêm nướu,… Trường hợp này sẽ khiến bạn gặp phải vô vàn vấn đề trong sinh hoạt hàng, không những thế còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và cơ thể.
- Răng số 7 có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Nếu mất răng hàm số 7 sẽ khiến lực ăn nhai tại vị trí này bị suy giảm đáng kể. Điều này sẽ khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó làm răng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, dạ dày.
- Mặc dù không lộ rõ như các răng phía trước nhưng mất răng số 7 cũng làm ảnh hưởng một phần đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Trường hợp nghiêm trọng sẽ làm hai má hóp vào, da nhăn nheo, chảy xệ và già đi trước tuổi.
- Các răng xung quanh răng mất sẽ dần xô lệch về vị trí khoảng trống mất răng, lâu dần sẽ khiến xô lệch răng toàn hàm.
- Tình trạng tiêu xương hàm sẽ xảy ra sau một thời gian mất răng nhưng không trồng răng giả thay thế. Khi đó sẽ khiến khuôn mặt bị biến dạng, lão hóa sớm.
- Khớp cắn hai hàm bị lệch lạc do tác động của tình trạng răng xô lệch trong thời gian dài.
- Răng đối diện răng hàm số 7 bị mất sẽ mất đi lực nâng đỡ, răng sẽ dần trồi lên cao hơn và gây áp lực lên vùng quai hàm gây ra các vấn đề đau đầu, đau cơ hàm, mỏi vai gáy,…
Xem thêm: Mất răng hàm bị hóp má không? Giải pháp nào phục hình răng hiệu quả
Bởi nhiều biến chứng nguy hiểm như trên nên các trường hợp mất răng hàm số 7 được khuyến cáo trồng răng giả phục hình. Và phương pháp được ưu tiên lúc này là cấy ghép Implant tại nha khoa uy tín, chất lượng.
3. Trồng răng Implant – Giải pháp phục hình răng hàm tối ưu
Trồng răng Implant được đánh giá là giải pháp phục hình răng vĩnh viễn hay răng hàm số 7 bị mất một cách tối ưu. Bởi răng Implant có cấu trúc tương tự một chiếc răng thật, chân răng là trụ Implant và thân răng được thay thế bằng mão răng sứ bên trên. Trụ Implant được chế tác từ chất liệu tốt cho độ tương thích sinh học cao nên khi cấy Implant vào xương hàm sẽ nhanh chóng tích hợp và được cố định chắc chắn trong xương hàm.
Ưu điểm của răng Implant là độ bền chắc rất cao giúp bạn ăn nhia thoải mái như răng thật và tuổi thọ dài lên tới 25 năm. Tính thẩm mỹ cũng được đánh giá cao với các màu răng sứ trắng sáng tự nhiên, phù hợp. Đặc điểm quan trọng nhất của răng Implant đó là ngăn ngừa được hoàn toàn các biến chứng do mất răng gây ra, đặc biệt là tình tiêu xương hàm.
Xem thêm: Mất răng gây lệch hàm và nhiều biến chứng nguy hiểm khác
Tại sao mất răng làm xô lệch hàm? Cách khắc phục như thế nào?
Vậy nên việc lựa chọn răng Implant là hoàn toàn phù hợp cho bạn trong việc khắc phục tình trạng mất răng hàm số 7 hay thậm chí là nhiều răng khác trên cung hàm. Nhưng hãy lưu ý lựa chọn cho mình một nha khoa uy tín với bác sĩ giỏi chuyên môn, thiết bị nha khoa hiện đại để trồng răng hàm số 7 nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhé!
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa