[Tư vấn] Mất răng có niềng răng được không?
Mất răng có thể niềng răng được, có trường hợp kéo các răng lấp khít khoảng trống nhưng có trường hợp phải trồng răng phục hình.
Tình trạng mất răng cửa, răng cấm hay mất răng lâu năm gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh. Nếu thực hiện niềng răng có thể kéo khít khoảng trống mất răng trong một số trường hợp nhất định. Trường hợp khác sẽ có chỉ trồng răng để phục hình, khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu chi tiết mất răng có niềng răng được không, trường hợp nào kéo răng lấp khoảng trống, trường hợp nào phải trồng răng ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mất răng có niềng răng được không?
Mất răng có thể niềng răng được dưới sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại và chuyên môn y khoa của bác sĩ. Thậm chí việc mất răng còn tạo ra vị trí thuận lợi để dịch chuyển các răng theo ý muốn. Với mỗi cá nhân, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tổng quát và đưa ra hướng giải quyết riêng nhằm đem đến hiệu quả tốt nhất.
Dưới đây là các trường hợp niềng khi mất răng phổ biến.
1.1 Niềng răng khi mất răng cửa
Trường hợp mất răng cửa thì việc niềng răng không thể kéo khít khoảng trống mất răng, không có chiếc răng nào có thể thay thế răng cửa. Khi đó, nếu thực hiện niềng răng sẽ phải kết hợp với phục hình. Bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng trước, chỉ định người niềng đeo khí cụ giữ khoảng duy trì đủ khoảng trống để sau này thực hiện trồng răng cửa.
1.2 Mất răng số 4, số 5
Nếu bạn bị mất răng số 4 hay số 5 kèm theo tình trạng răng bị hô, chen chúc thì bác sĩ sẽ tận dụng khoảng trống ở hai răng này. Mục tiêu là để dàn đều, sắp xếp và di chuyển các nhóm răng ở đằng trước về đằng sau để giảm thiểu tình trạng hô hay chen chúc.
1.3 Mất răng hàm lớn số 6, số 7
Đối với răng hàm lớn thì mất răng có niềng răng được không? Câu trả lời là hoàn toàn có. Trường hợp niềng răng khi mất răng 6 hoặc số 7 mà có răng 8 mọc thẳng, lành mạnh và chất lượng xương tốt thì bác sĩ có thể kéo răng 8 ra ngoài thay thế răng đã mất.
Nếu không thể kéo răng thay thế thì quá trình niềng răng vẫn diễn ra bình thường để sắp đều các răng, đưa về đúng khớp cắn 2 hàm. Sau khi kết thúc quá trình niềng thì bác sĩ sẽ chỉ định phục hồi lại răng mất bằng cầu răng hoặc cắm Implant.
1.4 Mất răng lâu năm có niềng răng được không?
Mất răng lâu năm đa phần bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng các răng bị xô lệch nghiêng vào khoảng mất răng, các răng đối diện trồi xuống, gây ra các vấn đề nghiêm trọng về khớp cắn và chức năng ăn nhai, thẩm mỹ. Vậy giải pháp cho tình trạng răng bị lệch lạc do mất răng lâu ngày hoàn toàn sẽ được giải quyết bằng niềng răng kết hợp với trồng răng phục hình.
Xem thêm: Mất răng số 2 có niềng răng được không?
2. Có thể kéo răng thay thế răng mất khi niềng răng không?
Nếu thực hiện niềng răng cho người mất răng thì giải pháp được ưu tiên là kéo răng thật thay thế răng mất. Khi đó sẽ phải xem xét từng vị trí mất răng, chiếc răng đó có thể được thay thế bởi một chiếc răng khác nhưng vẫn phải đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ.
Có thể kéo răng thật thay thế răng mất | Trường hợp phải trồng răng |
Mất răng số 7 – Niềng răng kéo răng 8 thay thế | Mất răng cửa số 1, số 2 – chiếc răng không thể thay thế |
Mất răng số 6 – Kéo răng 7 và 8 ra phía trước đóng kín khoảng trống. | Mất răng số 6, số 7 nhưng không có răng số 8 hoặc đã nhổ bỏ. |
Mất răng số 5 – Tận dụng khoảng trống kéo lùi nhóm răng trước. | Mất răng lâu năm đã có hiện tượng tiêu xương. |
Mất răng số 4 – tương tự như răng số 5 |
3. Quy trình niềng răng khi bị mất răng
Để cải thiện răng hô, móm, khấp khểnh, lệch lạc,… cùng với tình trạng mất răng thì cần tiến hành niềng răng trước, sau đó trồng răng (nếu cần).
Các bước trong quy trình niềng răng khi mất răng tại Nha khoa Trẻ như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ thăm khám tổng quát răng miệng, kiểm tra tình trạng răng lệch lạc và răng mất. Từ đó tư vấn giải pháp niềng răng phù hợp với từng người.
Bước 2: Chụp X-quang
Bác sĩ chỉ định chụp X-quang răng và kiểm tra kỹ tình trạng mất răng và xương hàm. Dựa trên những dữ liệu phân tích, bác sĩ tính toán khả năng dịch chuyển của răng, lập kế hoạch điều trị.
Bước 3: Lấy dấu hàm
Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bác sĩ tiến hành lấy dấu hàm cho người bệnh. Các thông số dấu hàm được lưu trữ để làm khí cụ niềng răng, đồng thời theo dõi và làm cơ sở đánh giá hiệu quả dịch chuyển răng sau này.
Bước 4: Gắn khí cụ lên răng
Bác sĩ gắn mắc cài lên răng cho người bệnh để bắt đầu quá trình niềng răng. Nếu niềng răng trong suốt thì bác sĩ sẽ đeo khay đầu tiên cho người bệnh và hướng dẫn cách tháo lắp khay niềng tại nhà.
Bước 5: Tái khám định kỳ 2-4 tuần/lần
Tùy vào phương pháp niềng răng và từng giai đoạn mà thời gian tái khám là khác nhau. Thông thường cần thăm khám từ 2 – 4 tuần/lần để tiến hành siết lực trên hệ thống mắc cài và có những điều chỉnh phù hợp.
Bước 6: Kết thúc quá trình chỉnh nha
Sau khi tháo niềng răng, bác sĩ chỉ định đeo hàm duy trì để đảm bảo răng không bị chạy lại vị trí cũ.
Bước 7: Trồng lại răng sau khi niềng
Khi kết quả niềng răng đã ổn định, người bệnh cần trồng lại chiếc răng đã mất để hoàn thiện cấu trúc, đảm bảo các chức năng của hàm răng.
4. Trồng răng Implant sau khi niềng răng
Theo các bác sĩ từ Nha khoa Trẻ, khách hàng hoàn toàn có thể niềng răng sau đó thực hiện trồng răng Implant. Lúc này, răng đã ở vị trí mong mong muốn và hạn chế tối đa hiện tượng xê dịch răng. Từ đó, bác sĩ có thể trồng răng Implant giúp thay thế vị trí răng đã mất và giúp bệnh nhân có hàm răng như mong muốn.
Đây là một phương pháp phục hình răng hiện đại bậc nhất nhằm thay thế vị trí răng đã mất. Răng Implant có cấu trúc giống răng thật và có khả năng tích hợp vào xương. Bên cạnh việc hỗ trợ niềng cho đối tượng bị mất răng, phương pháp này còn có rất nhiều ưu điểm như:
- Phục hồi chức năng ăn nhai
- Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm
- Đảm bảo mặt thẩm mỹ sau khi phục hình
- Độ bền được đảm bảo, có thể là vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt
5. Mất răng nên niềng ở đâu uy tín?
Nếu thực hiện niềng răng khi mất răng sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với hàm răng khỏe mạnh thông thường. Cùng với đó là thời gian chỉnh nha tương đối dài nên bạn cần có bác sĩ giàu kinh nghiệm đồng hành và đưa ra những chỉ dẫn phù hợp.
Tại Hà Nội, Nha khoa Trẻ số 38 Ngụy Như Kon Tum luôn là điểm đến được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Đến nay, Nha khoa đã đồng hành với 10.000 nghìn nụ cười Việt để giúp các khách hàng có nụ cười khỏe mạnh, tự tin và rạng rỡ nhất. Không chỉ là phòng khám chuyên sâu niềng răng, Nha khoa Trẻ cũng nổi tiếng với rất nhiều dịch vụ chất lượng khác như làm răng sứ, trồng răng Implant,…
Quá trình điều trị tại nha khoa sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm. 100% các bác sĩ đều tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội chuyên khoa Răng Hàm Mặt. Với chuyên môn công việc cũng như sự tâm huyết với nghề, khách hàng chắc chắn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất.
Kết hợp với hệ thống thiết bị hiện đại như máy chụp X-quang 3D Conebeam, Máy Scan iTero, máy Scan Trios,… sẽ cho kết quả chính xác, chân thực nhất. Phòng khám cũng đặc biệt chú ý vào yêu cầu vô khuẩn trong phòng khám để đảm bảo quy trình thực hiện an toàn và hiệu quả.
Xem thêm:Mất 1 răng cửa niềng được không?
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ được vấn đề mất răng có niềng răng được không. Để biết thêm mọi thông tin chi tiết về các phương pháp niềng răng, trồng răng Implant hay bắc cầu răng sứ, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn và thăm khám an toàn, nhanh chóng.
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi