Nội dung chính

Mang thai khi đang niềng răng có sao không? Có ảnh hưởng gì?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 28/07/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Khi mang thai người mẹ rất nhạy cảm, việc niềng răng cũng ảnh hưởng ít nhiều. Có bầu vẫn có thể niềng răng nhưng cần lưu ý nhiều vấn đề.

Mang thai khi đang niềng răng có ảnh hưởng gì không? Niềng răng ở giai đoạn mang thai chắc chắn sẽ có sự khác biệt rất lớn so với các trường hợp niềng răng thông thường. Để hiểu rõ về tình trạng niềng răng khi mang thai cũng như những tác động niềng răng lên cơ thể mẹ bầu thì hãy cùng tham khảo bài viết ngay sau đây.

Mang thai khi đang niềng răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Có bầu niềng răng được không? 

Theo chia sẻ từ các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ, có bầu vẫn hoàn toàn thực hiện niềng răng chỉnh nha được bình thường. Chỉ một số trường hợp đặc biệt như mắc các bệnh viêm nướu hay không đủ điều kiện thì hoàn toàn chống chỉ định.

Trên thực tế, niềng răng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Cơ chế của niềng răng là dựa vào lực siết của các khí cụ để điều chỉnh răng cũng như khớp cắn về vị trí mong muốn. Quá trình này không hề gây xâm lấn hay để lại tác dụng phụ nguy hiểm đến mẹ và thai nhi.

Mặc dù vậy, mẹ bầu vẫn nên lưu ý một số vấn đề thường gặp khi niềng răng. Để biết bản thân có đáp ứng điều kiện thực hiện niềng hay không, lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín là điều kiện rất quan trọng. Nhờ những tư vấn và trình độ chuyên môn từ bác sĩ, bà mẹ mới có thể có được hàm răng như ý trong thời điểm này.

2. Đang niềng răng mà mang thai có sao không? 

Khi bạn niềng răng thì sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến mẹ bầu trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Việc không quen với mắc cài ban đầu có thể khiến bạn ăn uống hơi khó khăn, nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể của mẹ và thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.

Đây cũng chính là lý bạn cần thăm khám kỹ lưỡng trong trường hợp mang thai khi đang niềng răng và xem xét có nên tạm ngưng quá trình niềng răng hay không?

Đồng thời các chỉ định nhổ răng, chụp X-quang răng cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm ưu tiên sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên khi mang thai.

Khi mang thai nên hạn chế chụp X-quang răng

3. Một số vấn đề thường gặp nếu mang thai khi đang niềng răng

Mặc dù niềng răng là kỹ thuật tương đối an toàn cho mẹ bầu nhưng do cơ thể nhạy cảm hơn bình thường nên trường hợp mang thai khi đang niềng răng thường gặp phải một số vấn đề như sau:

3.1 Tăng nguy cơ viêm nướu

Mang thai khi đang niềng răng là giai đoạn chỉnh nha đặc biệt bởi khi đó nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều khiến nướu lợi trở nên nhạy cảm.

Việc vệ sinh răng miệng lại gặp khó khăn do khí cụ mắc cài sẽ tăng nguy cơ hình thành mảng bám trên răng, vụn thức ăn bám vào mắc cài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nướu ở mẹ bầu. Bệnh này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha và cả sức khỏe của thai nhi nên mẹ cần đặc biệt lưu ý.

3.2 Men răng dễ bị mòn

Tình trạng ốm nghén thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Mỗi khi nôn nghén thì acid trong dịch nôn sẽ tiếp xúc với răng của mẹ bầu, nếu không được làm sạch hoàn toàn thì men răng sẽ bị bào mòn nghiêm trọng.

3.3 Tăng cân ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha

Khi mẹ bầu tăng cân thì xương hàm và hình dáng nướu lợi sẽ có sự thay đổi đáng kể làm ảnh hưởng tới phác đồ điều trị ban đầu mà bác sĩ đã đề ra. Điều này có thể làm kéo dài thời gian chỉnh nha của mẹ bầu và ảnh hưởng đến kết quả niềng răng sau này.

Xem thêm: 

Sau sinh bao lâu thì niềng răng được

Sắp đi nước ngoài niềng răng được không? Giải pháp nào tốt nhất?

Tình trạng tăng cân ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha

4. Niềng răng bao lâu thì nên có bầu?

Bên cạnh niềng khi đang bầu thì nhiều bạn đọc cũng quan tâm về niềng răng bao lâu thì nên có bầu. Niềng răng là giải pháp giúp giải quyết các vấn đề răng lệch lạc, mọc lệch, hô móm,… bằng các khí cụ chuyên dụng. Có thể kết luận là niềng răng và có bầu hoàn toàn là hai hoạt động độc lập và có thể thực hiện song song.

Vì vậy, bạn có lên kế hoạch có em bé một cách thoải mái mà không bị áp lực về mặt thời gian. Nha khoa Trẻ xin đưa ra một số gợi ý phù hợp nhất để bạn yên tâm niềng răng và có kế hoạch sinh em bé:

5. Lưu ý niềng răng khi mang thai

Nếu rơi vào trường hợp mang thai khi đang niềng răng thì mẹ bầu hãy lưu ý đến những vấn đề dưới đây để đảm bảo hiệu quả niềng răng cũng như đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

5.1 Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên 

Trong quá trình niềng răng mẹ bầu cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu bởi khi đó nguy cơ bị viêm nướu ở mẹ bầu tương đối cao.

5.2 Niềng răng sau 3 tháng đầu thai kỳ

Bước sang giai đoạn này thì niềng răng sẽ diễn ra nhẹ nhàng và thoải mái hơn cho mẹ bầu.

Bạn cần giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ nha khoa, thường xuyên đến nha khoa thăm khám để bác sĩ theo dõi tình trạng răng dịch chuyển. Mọi thao tác của bác sĩ vẫn phải thật nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn và không gây khó chịu cho bà bầu. 

5.3 Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Thường thì ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bạn nên yêu cầu bác sĩ tạm tháo mắc cài và chuyển sang giai đoạn đeo khí cụ duy trì. Bởi nếu mẹ bầu sinh con bằng phương pháp mổ thì cần gây mê nội khí quản, khi đó mắc cài sẽ gây cản trở hoặc rơi vào khí quản cực nguy hiểm. Sau khi sinh, nếu cơ thể của người mẹ đã ổn định thì có thể gắn lại mắc cài và tiếp tục quá trình chỉnh nha của mình.

Mẹ bầu có thể yêu cầu bác sĩ tháo khay niềng sớm và đeo hàm duy trì

6. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng khi mang thai

Các bệnh lý răng miệng ở mẹ bầu đều có nguy cơ làm chậm trễ thời gian niềng răng, ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Do đó, mẹ bầu khi niềng răng cần đặc biệt tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc vệ sinh, ăn uống và chăm sóc răng miệng hàng ngày. 

Việc niềng răng khi mang thai khá phức tạp, do đó hãy chắc chắn rằng bạn đang thực hiện niềng răng tại một nha khoa uy tín. Với bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn sẽ giúp bạn niềng răng an toàn, hiệu quả với kế hoạch chỉnh nha phù hợp nhất. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ theo sát bạn trong quá trình chỉnh nha để có những can thiệp kịp thời, tư vấn cho bạn cách vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hợp lý để có sức khỏe tốt nhất khi chỉnh nha.

Tác giả:

Danh mục cẩm nang