Lấy dấu răng khi niềng là gì? Tại sao cần lấy? Quy trình cụ thể
Lấy dấu răng khi niềng là một kỹ thuật nhằm thu thập dữ liệu về răng và khung hàm của bệnh nhân trước khi thực hiện niềng răng.
Để có được hàm răng đều đặn và ngay ngắn, niềng răng chỉnh nha là phương án được người dùng tin tưởng hàng đầu. Để quá trình niềng răng được hiệu quả, lấy dấu răng khi niềng là bước chắc chắn không thể bỏ qua. Cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật này ngay bây giờ.
1. Lấy dấu răng khi niềng là gì?
Lấy dấu răng khi niềng là một kỹ thuật nhằm thu thập dữ liệu về răng và khung hàm của bệnh nhân trước khi thực hiện niềng răng. Đây là một bước quan trọng bắt buộc cần thực hiện dù bạn lựa chọn bất kỳ kỹ thuật, phương pháp chỉnh nha nào. Bác sĩ là người sẽ trực tiếp thực hiện lấy mẫu và sử dụng cho các bước tiếp theo trong quy trình.
2. Tại sao cần lấy dấu răng khi niềng?
Tầm quan trọng của lấy dấu răng khi niềng thể hiện qua một số phương diện dưới đây.
2.1 Lưu trữ tình trạng răng và khớp trước khi niềng
Trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ lấy dấu răng để lưu trữ lại tình trạng răng miệng của người dùng. Đây là cơ sở quan trọng để hỗ trợ quá trình chẩn đoán, lưu trữ tình trạng răng và khớp cũng như để người dùng có thể theo dõi. Tài liệu này được lưu trữ trực tiếp trong hồ sơ điều trị theo dạng giấy hoặc cung cấp dữ liệu lên phần mềm.
2.2 Hỗ trợ bác sĩ xây phác đồ điều trị
Bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dựa vào tình trạng răng trước khi niềng. Các thông tin có thể nhận định được gồm tình trạng răng, mức độ thưa, xương hàm,… Nhờ vậy, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ tối ưu cũng như chế tác các khí cụ, thực hiện tinh chỉnh nếu cần thiết.
2.3 Xác định thời gian, kết quả niềng răng
Dựa vào các kiến thức và kinh nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra nhận định ban đầu về thời gian, kết quả niềng răng. Với các máy móc và phương pháp hiện đại, người dùng còn có thể theo dõi trước kết quả sau khi niềng răng. Nhờ vậy, người dùng cũng có thể đặt niềm tin và lựa chọn niềng tại các địa chỉ nha khoa uy tín.
3. Các phương pháp lấy dấu răng khi niềng phổ biến
Hiện nay, rất nhiều phương pháp được các nha khoa tin dùng để thực hiện lấy dấu răng bệnh nhân. Có cả phương pháp truyền thống cũng như hiện đại với những ưu nhược điểm cụ thể của từng phương pháp.
3.1 Sử dụng vật liệu lấy mẫu răng
Có rất nhiều vật liệu được ứng dụng để lấy mẫu răng trong nha khoa. Tiêu biểu có thể kể đến thạch cao, Alginate, cao su và hợp chất nhiệt dẻo. Mỗi loại nguyên liệu lại có những ưu nhược điểm cụ thể mà bạn có thể theo dõi dưới đây.
Loại nguyên liệu | Ưu điểm | Nhược điểm |
Thạch cao |
|
|
Alginate |
|
|
Cao su |
|
|
Hợp chất nhiệt dẻo |
|
|
3.2 Sử dụng kỹ thuật số 3D
Công nghệ CAD/CAM được biết đến là phương pháp lấy dấu răng hiện đại bậc nhất hiện nay. Thông qua kỹ thuật scan, vùng răng cần lấy dấu sẽ được tái tạo thông số, dữ liệu một cách chi tiết. Phương pháp này thường được áp dụng để thiết kế khay niềng trong suốt với những ưu điểm cụ thể dưới đây.
- Ghi lại hình ảnh cấu trúc răng, xương hàm,… đa chiều và có độ chính xác cao.
- Quá trình thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
- Không xảy ra biến dạng mẫu vật sau khi thực hiện.
- Cả bệnh nhân và bác sĩ đều có thể xem kết quả trực tiếp trên máy tính.
- Không gây khó chịu, kích ứng, đảm bảo an toàn xuyên suốt quá trình thực hiện.
- Lưu trữ dữ liệu phục vụ quá trình chỉnh nha.
4. Quy trình lấy dấu răng khi niềng răng
Sử dụng vật liệu lấy mẫu răng
- Trộn các chất hoặc hỗn hợp các chất sao cho đúng tỷ lệ theo phương pháp thực hiện.
- Đổ trực tiếp vào khay lấy dấu răng.
- Đưa khay lấy dấu răng vào hàm của bệnh nhân, chờ đợi đến khi lấy được mẫu.
- Sử dụng mẫu đã lấy được để tạo mẫu khuôn cụ thể.
Sử dụng kỹ thuật số 3D
- Đưa bệnh nhân vào vị trí máy scan ở tư thế thoải mái nhất.
- Scan toàn hộ hàm răng và thu lại dưới dạng file 3D.
- Tải kết quả lên phần mềm hoặc lưu trữ đám mây để thực hiện xử lý.
- Cho bệnh nhân xem tình trạng răng, kết quả trước/sau khi niềng,…
- Gửi thông số về cho nhà sản xuất để sản xuất khay niềng.
5. Lấy dấu răng khi niềng có khó chịu không?
Tùy vào cảm nhận của mỗi cá nhân mà lấy dấu răng khi niềng có thể gây ra khó chịu ít nhiều. Để giải thích cho điều này, các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ đã đưa ra các nguyên nhân dưới đây.
- Phản xạ cơ thể: Khay lấy dấu răng có thể chạm sâu vào trong khoang miệng dẫn đến phản xạ nôn, khó chịu.
- Căng thẳng tạm thời: Quá trình thực hiện có thể gây đau nhức hay căng cứng cơ hàm dẫn đến căng thẳng.
- Vật liệu chế tác: Một số vật liệu lấy mẫu răng có thể gây ra cảm giác buồn nôn, mùi lạ, kết cấu bất thường,…
- Tay nghề bác sĩ: Nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm, thực hiện sai quy trình,… có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân và kết quả nhận được.
- Phương pháp sử dụng: Sử dụng kỹ thuật số 3D là phương pháp hiện đại bậc nhất và không gây ra khó chịu, đau nhức cho bệnh nhân.
6. Lưu ý khi lấy dấu răng để thực hiện chỉnh nha
Mặc dù là một kỹ thuật cơ bản, người dùng vẫn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để lấy dấu răng khi niềng an toàn và hiệu quả.
- Lựa chọn các đơn vị nha khoa uy tín, các bác sĩ có kinh nghiệm, cơ sở vật chất được đảm bảo.
- Lắng nghe tư vấn từ bác sĩ cũng như chia sẻ những vấn đề của bản thân, mong muốn khi thực hiện niềng răng.
- Không ăn uống trước khi thực hiện lấy dấu răng.
- Có thể sử dụng một số phương pháp để làm khô miệng như máy hút bọt, bơm khí,…
- Giữ thái độ bình tĩnh, thoải mái khi lấy dấu răng.
- Ra hiệu cho bác sĩ nếu gặp khó chịu, buồn nôn hay đau nhức.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về chủ đề lấy dấu răng khi niềng. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ về quy trình này và có thể thực hiện một cách hiệu quả, an toàn. Liên hệ với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334 để được tư vấn các dịch vụ niềng răng uy tín, chất lượng cao.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa