Nội dung chính

Trồng răng khểnh – Xu hướng làm răng thẩm mỹ HOT không bao giờ lỗi thời

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 07/04/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Đối với phái đẹp thì răng khểnh chính là một nét đẹp riêng biệt, tạo nên nụ cười duyên và thu hút người đối diện. Chính vì vậy, đến nay thì trồng răng khểnh vẫn là xu hướng làm đẹp được rất nhiều chị em quan tâm.

Đối với phái đẹp thì răng khểnh chính là một nét đẹp riêng biệt, tạo nên nụ cười duyên và thu hút người đối diện. Chính vì vậy, đến nay thì trồng răng khểnh vẫn là xu hướng làm đẹp được rất nhiều chị em quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết phương pháp trồng răng khểnh qua nội dung bài viết sau đây:

Trồng răng khểnh – Xu hướng làm răng thẩm mỹ HOT không bao giờ lỗi thời

1. Răng khểnh là gì? Có ý nghĩa gì?

Một bộ răng hoàn chỉnh của con người sẽ gồm có 32 chiếc răng bao gồm răng cửa, răng nanh, răng hàm và răng khôn. Trong đó răng nanh chính là răng khểnh, nhưng nó chỉ là cách gọi trong những trường hợp răng nanh mọc chếch ra ngoài hoặc hơi lệch lên trên. Đối với răng khểnh tự nhiên thì có trường hợp mọc 2 răng khểnh hai bên nhưng cũng có trường hợp mọc 1 răng khểnh. Điều này là do mức độ lệch của mầm răng vĩnh viễn.

Răng khểnh cũng có thể coi là một dạng sai lệch răng, nhưng nó đặc biệt hơn các trường hợp khác là không làm giảm thẩm mỹ trên răng, thậm chí nó còn giúp cho người sở hữu có nụ cười dịu dàng và duyên dáng hơn nhiều.

Hơn nữa, theo quan niệm của phương Đông thì răng khểnh còn có một ý nghĩa là tạo sự may mắn. Đối với những người sử hữu răng khểnh thì người đối diện sẽ dễ có cảm tình hơn, tạo nên nét thu hút riêng biệt. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều bạn đi trồng răng để có được nụ cười duyên, nét duyên trên khuôn mặt.

Răng khểnh tạo nét thu hút trên khuôn mặt

2. Trồng răng khểnh bằng phương pháp nào?

Trồng răng khểnh là một kỹ thuật khá phổ biến nhằm tạo một chiếc răng giả tại vị trí răng nanh số 3 trên cung hàm. Đồng thời đảm bảo độ chếch và tỷ lệ phù hợp với các răng khác.

Hiện nay, trồng răng khểnh được thực hiện dựa trên hai phương pháp là đắp Composite hoặc bọc răng sứ. Tuy nhiên, để lựa chọn được phương pháp phù hợp thì cần dựa trên ý kiến của nha sĩ. Các chuyên gia sẽ đánh giá mức độ thích hợp dựa trên tình trạng răng hiện tại, kích thước răng, cung hàm,…

Tham khảo: Giá trồng răng sứ cho răng bị mất là bao nhiêu?

Bọc răng khểnh sử dụng được lâu dài

3. So sánh 2 phương pháp đắp răng khểnh Composite và bọc răng sứ

 

Đắp Composite

Bọc răng sứ

Kỹ thuật

Vật liệu Composite đắp trực tiếp lên răng số 3, tạo hình răng khểnh và dùng đèn hóa cứng cố định răng khểnh.

Mùi cùi răng thật, bọc mão răng sứ lên trên cùi răng số 3. Mão sứ có cấu tạo tương tự răng khểnh.

Thẩm mỹ

Màu sắc không được tự nhiên, Composite dễ bị đổi màu sau một thời gian sử dụng.

Mão sứ có hình dáng và màu sắc giống với răng thật nên đạt tính thẩm mỹ cao hơn.

Tháo răng khểnh

Dễ dàng tháo răng khểnh mà không làm ảnh hưởng đến răng thật.

Răng thật đã bị tác động, nên nếu tháo răng khểnh thì cần bọc mão răng sứ khác thay thế.

Thời gian sử dụng

Tối đa 3 – 5 năm.

Thời gian sử dụng lâu dài, có thể lên tới 20 năm nếu được chăm sóc tốt.

4. Chi phí trồng răng khểnh là bao nhiêu?

Chi phí trồng răng khểnh là bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn. Với phương pháp đắp Composite thì răng khểnh có giá dao động 1.000.000 đ/răng.

Còn đối với bọc răng sứ thì chi phí được tính dựa trên chất liệu răng sứ bạn sử dụng, mức giá sẽ dao động trong khoảng 1.000.000 – 8.000.000 đ/răng. Bạn có thể tham khảo bảng giá các loại răng sứ dưới đây của Nha Khoa Trẻ:

RĂNG SỨ

ĐƠN VỊ

MỨC GIÁ (ĐỒNG)

Răng sứ kim loại thường Cr – Co

1 răng

1.200.000

Răng sứ titan

1 răng

2.400.000

Răng sứ KATANA (Nhật) – BH 7 năm

1 răng

4.000.000

Răng sứ Ceramill (Đức) – BH 7 năm

1 răng

5.000.000

Răng sứ HT Smile (Đức) – BH 7 năm

1 răng

6.500.000

Răng sứ Emax – BH 10 năm

1 răng

8.000.000

Trên đây là phương pháp trồng răng khểnh giúp các cô nàng có nụ cười duyên nhanh chóng. Và hãy lưu ý đến địa chỉ nha khoa uy tín để quá trình trồng răng khểnh diễn ra thuận lợi, ngăn ngừa được biến chứng sau trồng răng.

Xem thêm:[TƯ VẤN] Có nên trồng răng sứ kim loại hay không?

                       Hàm răng giả tháo lắp là gì? Có ưu nhược điểm như thế nào?            

Danh mục cẩm nang