NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Sưng mộng răng là gì? Nên uống thuốc hay điều trị như thế nào?

Sưng mộng răng gây đau nhức, ăn nhai khó khăn cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác, điều trị sưng mộng răng cần kết hợp uống thuốc kháng sinh cùng điều trị nha khoa.

Sưng mộng răng là bệnh lý răng miệng không hiếm gặp, nó sẽ gây ra tình trạng đau nhức, ăn nhai khó khăn cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Do đó, việc sưng mộng răng uống thuốc gì hay điều trị như thế nào cần phải được chú trọng để hạn chế nguy cơ do bệnh lý gây ra. Dưới đây là những thông tin chi tiết về sưng mộng răng cũng như cách điều trị triệt để bệnh lý, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Sưng mộng răng là gì? Nên uống thuốc hay điều trị như thế nào?

1. Sưng mộng răng là gì?

Sưng mộng răng là tình trạng nướu lợi sưng đỏ, đau nhức và phồng lên do lợi bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn tấn công vào nướu răng gây nhiễm trùng, xuất hiện ổ viêm ở chân răng.

Bệnh lý này rất thường gặp khi mọc răng khôn, cũng chính là tình trạng lợi trùm răng khôn. Khi đó, phần nướu sẽ bao trùm toàn bộ hoặc một phần thân răng, răng khôn số 8 khó trồi lên khiến đau nhức kéo dài.

Ngoài ra, sưng mộng răng cũng có thể gặp phải ở nhiều vị trí khác như răng cửa hay răng hàm, nghiêm trọng có thể lan rộng ra toàn bộ hàm răng.

Các trường hợp thường gặp nhất là sưng mộng răng có mủ, sưng lợi nổi hạch. Có thể xảy ra ở trẻ em khiến trẻ đau nhức nhiều, quấy khóc thường xuyên, biến ăn và chậm lớn.

Xem thêm: Buốt răng khi ăn đồ ngọt là bệnh gì? Giải pháp nào khắc phục hiệu quả?

Nướu lợi sưng đỏ có ổ viêm ở chân răng

2. Nguyên nhân gây sưng mộng răng

Bệnh lý bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng quá trình hình thành vẫn diễn ra chủ yếu do mảng bám hết hợp với vi khuẩn có hại gây viêm lợi. Viêm nhiễm kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh lý sưng mộng răng.

Các nguyên nhân chính gây sưng mộng răng bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng kém khiến thức ăn và mảng bám tích tụ ở kẽ răng, tạo thành cao răng.
  • Các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm lợi, mọc răng khôn số 8,…
  • Chế độ ăn uống chưa khoa học khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho răng lợi như Vitamin C, Canxi,…

3. Bệnh sưng mộng răng có nguy hiểm không?

Bệnh lý sưng mộng răng diễn biến phức tạp theo từng giai đoạn. Ban đầu có thể chỉ viêm nhiễm nhẹ chưa có triệu chứng rõ ràng nhưng về lâu dài thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Hình thành ổ viêm nặng có mủ, nướu vùng chân răng bị tụt xuống.
  • Có hiện tượng hôi miệng rất khó chịu.
  • Răng lung lay.
  • Sưng to vùng má, hàm cứng lại và không thể ăn nhai bình thường.
  • Nguy hiểm nhất là khi xuất hiện biến chứng áp xe răng, viêm xương, viêm mô tế bào tụ,… thậm chí nguy hại đến tính mạng con người.
Sưng to vùng má và ăn nhai khó khăn

Chính là vì những biến chứng như trên nên việc ngăn ngừa và điều trị sưng mộng răng là rất quan trọng. Bệnh lý này còn đặc biệt nguy hiểm với những người mang thai và cho con bú, ảnh hưởng đến xấu đến thai nhi.

4. Sưng mộng răng nên uống thuốc gì?

Khi bị sưng mộng răng thì có không ít người lựa chọn giải pháp uống thuốc để điều trị. Và trên thực tế thì việc uống thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng phối hợp điều trị chứ không thể chữa khỏi bệnh lý. Khi đó sẽ phải kết hợp với phương pháp điều trị khác nếu muốn chấm dứt hoàn toàn tình trạng sưng mộng răng.

Sưng mộng răng uống thuốc gì sẽ được bác sĩ tư vấn và chỉ định dựa trên giai đoạn cụ thể của bệnh lý. Thông thường các nhóm thuốc được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh Beta-lactam, macrolid,… có tác dụng diệt vi khuẩn ở nướu răng, vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Thuốc kháng viêm: Cụ thể là các loại ibuprofen, acid mefenamic, diclophenac, meloxicam,… nhằm giúp giảm sưng đỏ, đau nhức ở nướu lợi.
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol hay aspirin được chỉ định nếu nướu bị sưng mộng to và đau nhức quá mức.
  • Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…): Có tính kháng viêm mạnh, hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng đau nhức do viêm nướu răng.
Uống thuốc kháng sinh hỗ trợ điều trị bệnh lý

5. Cách điều trị sưng mộng răng, viêm nhiễm triệt để

Sưng mộng răng hay các bệnh lý răng miệng nguy hiểm nên được thăm khám để xử lý kịp thời. Điều trị bệnh lý này sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp với mức độ nặng nhẹ của bệnh lý.

5.1 Lấy cao răng chữa sưng mộng răng

Sưng mộng răng xuất phát từ vi khuẩn, mảng bám và cao răng tích tụ lâu ngày trong khoang miệng, đặc biệt là ở vùng chân răng. Vì vậy, để điều trị triệt để bệnh lý thì cần loại bỏ toàn bộ cao răng, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ.

Lấy cao răng siêu âm sẽ làm tan rã các mảng bám cao răng, làm sạch từ sâu bên dưới nướu. Đồng thời, bác sĩ sẽ kết hợp bơm các khoáng chất để tái tạo men răng, hạn chế mảng bám quay trở lại. Sau khi xử lý cao răng thì nướu lợi sẽ dần hồi phục trở lại, hồng hào và săn sắc.

5.2 Phẫu thuật điều trị ở trường hợp nặng

Với các trường hợp sưng mộng to, có mủ ở nướu răng thì cần thực hiện tiểu phẫu hút nạo mủ. Việc này nhằm phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm lan rộng làm ảnh hưởng đến toàn bộ hàm răng.

Quá trình phẫu thuật không quá phức tạp và sẽ được gây tê cục bộ nên bạn không cần quá lo lắng vấn đề đau nhức hay biến chứng sau điều trị. Hãy tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc hậu phẫu thì nướu lợi sẽ nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.

Xem thêm: Buốt răng khi uống nước lạnh có nghiêm trọng không?

                      Buốt răng khi ăn đồ lạnh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Phẫu thuật hút nạo mủ – điều trị triệt để sưng mộng răng

6. Lưu ý chăm sóc khi bị sưng mộng răng

Sưng mộng răng nên kiêng gì hay chăm sóc như thế nào cũng cần được quan tâm để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn, hạn chế nguy cơ tái phát.

6.1 Sưng mộng răng nên kiêng ăn gì?

Với triệu chứng đau nhức dai dẳng, ăn nhai khó khăn thì người bệnh nên kiêng một thực phẩm không tốt cho răng miệng.

  • Đồ ngọt, đồ ăn đồ uống nhiều đường như bánh kẹo, socola, hoa quả sấy, nước ngọt,… sẽ làm vi khuẩn lây lan nhanh hơn.
  • Tránh đồ ăn quá dai như thịt bò, thịt gà, đồ nếp và các thức ăn quá nóng để không làm viêm lợi trở nên trầm trọng hơn.
  • Sưng mộng răng nên kiêng hoàn toàn rượu bia, thuốc là, chất kích thích bởi chúng có chứa nhiều hoạt chất làm phá hủy và bào mòn men răng.

6.2 Mẹo giảm sưng viêm tại nhà

Khi bị sưng mộng răng thì bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa mộng răng tại nhà, nhưng lưu ý nó chỉ mang lại hiệu quả đối với các trường hợp sưng nhẹ, chưa biến chứng.

  • Súc miệng bằng nước lá lốt (xay sinh tố với 100ml nước muối sinh lý, lọc lấy nước).
  • Thoa gel nghệ nhẹ nhàng lên vị trí sưng mộng răng để chống viêm.
  • Ngậm dung dịch dầu dừa trong 30 phút và súc miệng hàng ngày sẽ giúp giảm viêm nhiễm.
  • Một cách đơn giản hơn cả là súc miệng nước muối để chữa sưng mộng răng cho trẻ em hoặc người lớn. Muối có tính sát khuẩn nhẹ và giúp loại bỏ mảng bám, diệt vi khuẩn có hại.
Súc miệng giảm sưng đau vùng nướu

Như vậy, chắc hẳn bạn đã nắm rõ những thông tin về bệnh lý sưng mộng răng rồi chứ. Cách tốt nhất để bạn bảo vệ răng miệng lúc này là đến nha khoa thăm khám, bác sĩ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cũng như có kế hoạch điều trị tối ưu cho bạn.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.