4 nguyên nhân đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng và cách khắc phục
Bài viết này sẽ cung cấp những nguyên nhân gây ra tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng cũng như cách khắc phục và một số lưu ý.
Hàm duy trì là khí cụ quan trọng giúp người niềng có thể giữ hàm răng được ổn định và đều đẹp sau quá trình niềng. Mặc dù vậy, tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng khiến những người thực hiện niềng rất lo lắng. Hãy để các bác sĩ chuyên khoa từ Nha khoa Trẻ giải thích và giúp bạn xử lý tình trạng này.
1. Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng?
Đầu tiên, xin mời bạn đến ngay với những nguyên nhân gây ra tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.
1.1 Hàm duy trì không tương thích
Trường hợp này thường xuyên xảy ra với hàm duy trì tháo lắp. Để răng được cố định và giữ đúng vị trí sau khi niềng, hàm cố định cần được thiết kế vừa khít với kích thước và kiểu dáng khung hàm. Điều này đòi hỏi các thông số và kỹ thuật chế tác của nha khoa phải đảm bảo mới có thể làm ra chiếc hàm phù hợp.
Hàm quá rộng sẽ lỏng lẻo, các răng không có điểm tựa và có xu hướng dịch chuyển về đúng vị trí cũ. Nếu hàm quá chật, người dùng sẽ có cảm giác đau nhức và có thể gây tổn thương đến các mô mềm trong miệng. Hay với lực siết quá lớn có thể gây chồng chéo các răng lên nhau dẫn đến hỏng ca niềng.
Nếu hàm duy trì được thiết kế không phù hợp, tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng sẽ xảy ra dù người dùng đeo đúng và đủ thời gian.
1.2 Đeo hàm duy trì không đủ thời gian
Sau khi niềng răng, chắc chắn ai cũng muốn được khoe hàm răng đều đặn của bản thân với mọi người. Chính vì vậy, nhiều người có thể vì quên hay không muốn thực hiện đeo hàm duy trì quá lâu. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa đều khuyến cáo bệnh nhân cần đeo hàm duy trì đủ thời gian cần thiết.
Một tình trạng cũng khá phổ biến là khách hàng làm mất hay làm hỏng hàm duy trì sau đó không đến nha khoa để chế tác lại. Điều này có thể xuất phát từ tâm lý coi nhẹ tác dụng của hàm duy trì hay bận rộn với những việc cá nhân mà không tái khám lại.
1.3 Đeo hàm không đúng cách
Sau khi tiến hành chỉnh nha, bác sĩ sẽ hỗ trợ bệnh nhân tự mang và tháo với hàm tháo lắp hoặc gắn hàm cố định cho bệnh nhân. Nguyên nhân có thể từ phía bác sĩ thực hiện sai quy trình hay từ bệnh nhân không thực hiện đúng thao tác. Điều này cũng sẽ dẫn đến đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.
1.4 Quy trình chỉnh nha gặp sai sót
Trường hợp này khá hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn thực hiện niềng tại các địa chỉ nha khoa không uy tín. Nếu bác sĩ tính toán thời gian điều trị có sai lệch quá lớn hay sai kỹ thuật thì răng của người niềng có nguy cơ tự quay về vị trí cũ.
2. Cách khắc phục răng chạy khi đeo hàm duy trì
Tình trạng răng dịch chuyển vị trí cũ sau khi niềng chắc chắn là điều không ai mong muốn. Nếu bản thân chẳng may gặp phải tình trạng này thì bạn nên xử lý như thế nào? Hãy tham khảo ngay 3 cách dưới đây do các bác sĩ tại Nha khoa Trẻ chia sẻ lại.
2.1 Làm lại hàm duy trì
Nếu hàm được thiết kế không phù hợp với khuôn miệng, việc chế tác lại hàm duy trì là điều bắt buộc. Chắc chắc điều này sẽ khiến bạn mất thêm một khoản chi phí cũng như cần thời gian chờ đợi. Mặc dù vậy, hàm duy trì phù hợp với khuôn miệng sẽ đảm bảo hiệu quả và tác dụng tốt nhất cho hàm răng của bạn.
Bạn cũng cần suy nghĩ kỹ xem bản thân có nên quay lại địa chỉ niềng răng cũ để thực hiện làm lại hàm duy trì hay không. Nếu không đủ tin tưởng vào trình độ của bác sĩ ở đó, hãy đến ngay những địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện làm lại hàm duy trì.
2.2 Đeo hàm duy trì đúng cách và đủ thời gian
Tưởng chừng như đây là điều hiển nhiên nhưng lại là cách hiệu quả nhất giúp bạn không gặp tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng. Hãy chú ý lắng nghe bác sĩ về cách sử dụng hàm duy trì cũng như những lưu ý quan trọng. Nếu bạn còn chưa rõ hoặc gặp khó khăn khi thực hiện, bạn có thể liên hệ với bác sĩ của mình.
Ngoài ra thì tính tự giác là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của hàm duy trì. Người bệnh cần đảm bảo đeo khí cụ này từ 20-22h/ngày và có thể giảm xuống còn 7-9h/ngày sau 5-6 tháng. Kết hợp điều này như một thói quen cùng việc vệ sinh răng miệng cẩn thận sẽ giúp bạn duy trì hàm răng đều đặn vĩnh viễn.
2.3 Niềng lại răng nếu cần thiết
Trong trường hợp răng đã có xu hướng dịch chuyển trở lại, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa về phương án niềng răng lại. Bác sĩ sẽ tiến hành tính toán lại những sai lệch trên răng và lên phác đồ điều trị lại. Thời gian niềng sẽ chỉ cần từ 3-6 tháng và sau đó bạn phải tiếp tục đeo hàm duy trì.
Xem thêm:
Cảnh báo 5 nguyên nhân tái phát sau niềng răng và cách xử lý
5 Tips vệ sinh và chăm sóc sau niềng răng đúng cách
3. Một số lưu ý khi đeo hàm duy trì
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để bạn không còn phải lo lắng về việc đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng.
3.1 Hướng dẫn tháo lắp hàm duy trì
Việc đeo hàm duy trì sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào loại khí cụ người dùng sử dụng. Với hàm duy trì gắn cố định vào răng thì chỉ có bác sĩ chỉnh nha mới có thể thực hiện gắn ra và tháo vào. Còn với hàm tháo lắp, hãy dùng lực tay vừa đủ để đẩy khí cụ ra khỏi miệng, tránh tác động quá mạnh sẽ làm hỏng hàm.
3.2 Cách vệ sinh hàm duy trì
Bạn có thể vệ sinh hàm duy trì bằng nước sạch cùng bàn chải đánh răng hoặc có thể dùng các loại dung dịch chuyên dụng. Tuyệt đối tránh dùng nước nóng hoặc các dung dịch tẩy rửa mạnh để vệ sinh. Nếu không có nhu cầu sử dụng, bạn cần cất hàm duy trì vào hộp đựng chuyên dụng để tránh vi khuẩn xâm nhập.
3.3 Chế độ ăn uống phù hợp
Sau khi niềng răng xong và đeo hàm duy trì, răng của bạn vẫn chưa hoàn toàn ổn định. Để tránh tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng, các loại đồ ăn quá cứng, quá dai hay quá nóng, quá lạnh sẽ cần hạn chế tối đa. Hãy ưu tiên các loại rau củ, đồ ăn mềm, ít cần nhai,… để bổ sung dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể.
3.4 Tái khám định kỳ tại nha khoa
Trong thời gian đeo hàm duy trì, bệnh nhân nên tiến hành tái khám định kỳ mỗi tháng một lần hoặc theo chỉ định từ bác sĩ. Lúc này, bác sĩ có thể kiểm soát được tình trạng răng miệng của bạn cũng như xử lý kịp thời những vấn đề bất thường. Từ đó đảm bảo hiệu quả chỉnh nha bền vững cho người niềng.
Nếu có bất kỳ tình huống không mong muốn nào xảy ra như mất hàm duy trì, hỏng hay cảm giác răng đang dịch chuyển lại, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của mình. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi những rủi ro có thể làm thất bại cả ca niềng.
Trên đây là những chia sẻ từ Nha khoa Trẻ về chủ đề “Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng”. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng và phương pháp xử lý phù hợp nếu gặp phải tình trạng này. Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334 để được tư vấn và hỗ trợ.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa