Nội dung chính

Đau nhức răng hàm dưới: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 29/06/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Nếu không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng thì rất khó tránh khỏi các vấn đề răng miệng làm đau răng hàm dưới, hàm trên và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nếu không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng thì rất khó tránh khỏi các bệnh lý răng miệng làm ê buốt, đau nhức răng hàm dưới bên phải hoặc bên trái gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy đau nhức răng hàm dưới là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa đau răng như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Đau răng hàm dưới: Nguyên nhân và cách điều trị nhanh chóng

1. Đau nhức răng hàm dưới là bệnh gì?

Đau răng hàm dưới mức độ nặng hay nhẹ sẽ khác nhau giữa các bệnh lý răng miệng. Các trường hợp đau răng hàm dưới bên trái, bên phải hay đau răng trong cùng có thể là biểu hiện của các bệnh lý sau:

1.1 Đau nhức răng hàm dưới do sâu răng, viêm tủy

Vi khuẩn ăn mòn lớp men răng bên ngoài, tiếp tục vào đến ngà răng và tủy răng sẽ gây ra tình trạng đau nhức, viêm nhiễm vùng tủy răng. Đa số các trường hợp đau răng hàm dưới do sâu răng đều xảy ra ở vị trí răng hàm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai.

1.2 Viêm nướu, viêm lợi

Bệnh viêm nướu răng là những tổn thương ở vùng nướu lợi, nó có thể tiến triển thành bệnh nha chu. Phá hỏng cấu trúc nâng đỡ răng khiến răng dễ lung lay và gãy rụng.

1.3 Áp xe răng

Tình trạng nhiễm trùng từ bên trong răng rồi lan rộng đến chân răng và các bộ phận quanh răng. Bệnh lý này sẽ không chỉ gây đau nhức thông thường mà có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm xương, viêm hạch, tiêu xương hàm,…

1.4 Nhức răng trong cùng hàm dưới do mọc răng khôn 

Răng khôn số 8 thường không mọc thẳng mà mọc lệch, mọc ngầm gây ra tình trạng đau nhức răng hàm trong cùng. Răng khôn có thể mọc ở cả hàm trên hoặc hàm dưới kéo theo nhiều nguy cơ gây đau nhức hàm dai dẳng, nhiễm trùng nướu, viêm lợi trùm,…

Xem thêm: 5 cách giảm đau răng lúc nửa đêm nhanh chóng và hiệu quả

Đau răng hàm dưới trong cùng có thể do mọc răng khôn

2. Nguyên nhân gây ra các bệnh lý làm đau răng hàm dưới

2.1 Vệ sinh răng miệng kém

Đối với các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi gây đau nhức hàm dưới bên trái hoặc bên phải thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý là do chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày của bạn. Khi việc vệ sinh răng không đúng cách sẽ dẫn tới mảng bám và vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh trong khoang miệng, tấn công vào răng và nướu gây ra các bệnh lý răng lợi.

Nếu sâu răng không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy, hoại tử tủy có nguy cơ làm mất răng vĩnh viễn. Hay các bệnh viêm nướu, viêm chân răng cũng sẽ tiến triển thành viêm nha chu, áp xe răng rất nguy hiểm. Do đó, nếu nhận thấy triệu chứng đau răng hàm dưới hay hàm trên thì bạn nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như phương pháp khắc phục kịp thời.

Sâu răng, áp xe răng gây ra tình trạng đau nhức răng hàm dưới kéo dài

2.2 Nguyên nhân đau nhức do mọc răng khôn

Đau răng trong cùng là tình trạng mà hầu hết mọi người đều phải trải qua khi mọc răng khôn ở giai đoạn trưởng thành. Thời điểm này thì nướu lợi đã dày chắc, xương hàm đã phát triển ổn định nên răng khôn có thể bị cản lại dưới nướu. Dẫn đến hiện tượng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm trong xương hàm.

Số ít trường hợp răng khôn mọc thẳng không quá nguy hiểm nhưng vẫn khiến bạn đau nhức răng hàm dưới hoặc hàm trên trong cùng. Tuy nhiên, sau một thời gian khi răng đã mọc lên khỏi nướu thì tình trạng trạng đau nhức sẽ dần thuyên giảm.

Ngoài ra, đau răng hàm trong cùng cũng có thể do răng khôn số 8 bị sâu hỏng không được điều trị. Chiếc răng này cũng sẽ có xu hướng viêm tủy răng, lâu dần dẫn đến hoại tử tủy và có thể lây lan rộng hơn sang răng hàm số 7.

3. Bị đau buốt răng hàm dưới nên làm gì?

Khi thăm khám tại nha khoa thì bác sĩ sẽ dựa trên những biểu hiện của bệnh lý và mức độ đau răng hàm dưới nặng hay nhẹ để chỉ định cách điều trị phù hợp.

3.1 Điều trị tình trạng đau răng hàm dưới do sâu răng

Bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch mô răng đã bị hỏng, có thể lấy tủy răng nếu vi khuẩn đã ăn sâu vào tủy gây viêm nhiễm. Sau đó, bác sĩ tiến hành hàn răng bằng vật liệu chuyên dụng hoặc bọc răng sứ để phục hình răng, bịt kín lỗ sâu để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Điều trị sâu răng ngăn ngừa viêm tủy, chết tủy gây đau nhức răng

3.2 Điều trị đau răng do viêm lợi, viêm nướu

Điều trị viêm nướu dứt điểm bằng cách lấy cao răng và mảng bám trên bề mặt của răng. Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ hoàn vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, nướu lợi sẽ dần hồi phục và hồng hào trở lại, không còn tình trạng đau răng hàm dưới như trước.

3.3 Điều trị tình trạng đau răng khôn

Đối với các trường hợp răng khôn mọc thẳng, không bị cản trở bởi xương hàm thì chỉ cần thực hiện thủ thuật tách nướu để răng khôn mọc lên bình thường.

Còn nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau răng hàm dưới kéo dài và có nguy cơ biến chứng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn. Với công nghệ nhổ răng siêu âm hiện đại thì việc nhổ răng được thực hiện rất an toàn, nhẹ nhàng và không gây đau nhức nhiều cho bạn.

Xem thêm: Mối nguy hại khó lường từ việc đau răng mọc hạch bạn nên biết

                        Đau răng khi mang thai thì mẹ bầu nên khắc phục như thế nào?

Đau răng hàm dưới ở các răng vĩnh viễn hay ở răng khôn thì đều sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng của bạn. Chính vì vậy, đừng để tình trạng này kéo dài mà hãy đến trực tiếp nha khoa uy tín để bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và điều trị một cách an toàn, hiệu quả.

Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ để đặt lịch hẹn thăm khám với bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Hotline: 0901.334.334

Danh mục cẩm nang