NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Dấu hiệu bé bị hô răng và những điều bố mẹ cần biết

Dấu hiệu bé bị hô răng là gì? Ba mẹ có thể theo dõi thêm trong nội dung được chia sẻ bởi bác sĩ nha khoa dưới đây.

Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị hô giúp ngăn ngừa các vấn đề răng miệng phức tạp. Tìm hiểu ngay về nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả, giúp trẻ có nụ cười tự tin và hàm răng khỏe mạnh.

Trẻ bị hô là tình trạng phổ biến trong nha khoa, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và sự tự tin của trẻ sau này. Phát hiện sớm các dấu hiệu bé bị hô răng giúp cha mẹ có thể can thiệp kịp thời và ngăn ngừa các vấn đề phức tạp hơn trong tương lai.

Bài viết dưới đâyBác sĩ Nguyễn Huy Hoàng – chuyên gia nha khoa trẻ em cung cấp thông tin chi tiết về các dấu hiệu trẻ bị hô và tầm quan trọng của việc điều trị sớm.

1. Dấu hiệu bé bị hô răng

Hô là tình trạng hàm trên phát triển quá mức so với hàm dưới, khiến cho răng cửa hàm trên nhô ra phía trước nhiều hơn bình thường. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe răng miệng như khó khăn trong việc nhai, phát âm, và vệ sinh răng miệng. Một số dấu hiệu bé bị hô bố mẹ có thể tham khảo:

  • Răng cửa hàm trên nhô ra trước: dấu hiệu rõ ràng nhất của trẻ bị hô là răng cửa hàm trên nhô ra trước so với hàm dưới, khi trẻ nói cười gây mất cân xứng hài hòa gương mặt.
  • Khoảng cách rộng giữa hai hàm: nếu cha mẹ thấy rằng răng cửa hàm trên và hàm dưới không chạm vào nhau khi khép miệng trong lúc ngủ hoặc khoảng cách giữa hai hàm quá rộng, đây có thể là dấu hiệu trẻ bị hô.
  • Góc nghiêng bất cân đối: nhìn góc nghiêng 90 độ, có thể thấy phần miệng và cằm của trẻ không cân đối, phần hàm trên nhô ra ngoài quá mức so với hàm dưới.
  • Gặp vấn đề trong ăn nhai và phát âm: khi trẻ bị hô có thể gặp khó khăn khi nhai thức ăn do sự lệch lạc giữa hai hàm. Ngoài ra, phát âm của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến việc trẻ nói không rõ ràng, nói ngọng, nói bị vấp từ.
  • Ảnh hưởng đến các răng khác: khi răng hàm hô làm khớp cắn không đúng, gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Các răng trong hàm chen chúc và mọc lệch lạc.
  • Thói quen của trẻ: trẻ có tình trạng nghiến răng khi ngủ hay thường xuyên có thói quen đẩy lưỡi, mím môi, mút tay khi ngủ.

Ngoài ra, hô răng ở trẻ có một số dạng cần để ý:

  • Hô do răng.
  • Hô do xương: trường hợp hô do xương thì có 3 khả năng: Xương hàm trên quá mức hàm dưới bình thường; Xương hàm trên bình thường, xương hàm dưới thiểu sản – hoặc kém phát triển; Do cả xương hàm trên và xương hàm dưới quá phát.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ xem xét, hoặc có thể kèm theo chụp chiếu để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng của trẻ, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Răng hàm trên nhô ra ngoài ra với hàm dưới là một dấu hiệu răng bị hô

Nguyên nhân gây hô răng cho bé là gì?

Hô răng ở bé có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm yếu tố di truyền, thói quen xấu hoặc sự phát triển bất thường của hàm. Việc hiểu rõ nguyên nhân giúp cha mẹ có thể đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả.

Có đến 70% nguyên nhân gây hô đến từ yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị hô thì bé cũng có nguy cơ bị hô. Tuy nhiên đây không phải dấu hiệu nhận biết mà là một yếu tố lưu ý khi theo dõi sự phát triển hàm của bé.

Thói quen xấu cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng hô, thói quen mút ngón tay hoặc sử dụng núm vú giả, nghiến răng đặc biệt là ở trẻ trên 5 tuổi. Sau khi trẻ đã mọc răng vĩnh viễn, việc mút ngón tay cái có thể ảnh hưởng đến sự thẳng hàng của răng và có thể dẫn đến răng xô. Mút ngón tay cái cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của miệng và làm thay đổi vòm miệng.

Tình trạng quá phát một số tổ chức ở họng và vòm mũi như amydal hay VA ở trẻ cũng có thể gây hô răng. khi ngủ trẻ không thở được bằng đường mũi bắt buộc phải há miệng thở, lâu dần dẫn đến hô răng. Ngoài ra, bé thường xuyên dùng miệng để thở, mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, mũi tẹt, trán dô, mặt dài, hàm trên vẩu, hàm dưới hẹp, không thể khép miệng, vẻ mặt kém lanh lợi do tình trạng thiếu oxy kéo dài.

Cách phòng ngừa răng hô cho bé

Phòng ngừa răng hô cho trẻ là một việc làm quan trọng giúp đảm bảo trẻ có một hàm răng khỏe mạnh và thẩm mỹ. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa răng hô hiệu quả:

  • Theo dõi và chú ý các dấu hiệu răng miệng của bé từ sớm. Nếu trong gia đình có người bị hô, cần theo dõi kỹ sự phát triển răng miệng của trẻ. Đưa trẻ đến nha sĩ định kỳ ngay từ khi mọc những chiếc răng đầu tiên để theo dõi sự phát triển của răng và hàm. Phát hiện sớm bất kỳ sự bất thường nào giúp can thiệp kịp thời.
  • Loại bỏ các thói quen xấu của bé như thói quen mút tay, ngậm ti giả, thở miệng. Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ từ bỏ những thói quen này khi răng sữa bắt đầu mọc. Một số trẻ có thói quen đẩy lưỡi khi nuốt, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm và răng. Hướng dẫn trẻ nuốt đúng cách hoặc điều trị thói quen xấu này sớm.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách, ít nhất hai lần mỗi ngày, và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Điều này giúp duy trì hàm răng khỏe mạnh và ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, nước uống có ga, và thức ăn dẻo dính dễ gây sâu răng, dẫn đến các vấn đề răng miệng khác ảnh hưởng đến cấu trúc răng.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống của trẻ đầy đủ canxi và vitamin D để hỗ trợ sự phát triển xương và răng chắc khỏe.
  • Hướng dẫn trẻ nhai đều cả hai bên hàm để đảm bảo sự phát triển cân đối của hàm trên và hàm dưới.
  • Nếu có các vấn đề về đường hô hấp gây cản trở như VA hay amydal quá phát cần xử lý và điều trị.

Điều trị răng hô cho bé như thế nào?

Hiện nay với sự phát triển của ngành thẩm mỹ nha khoa, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị răng hô ngay từ khi còn bé. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bé bị hô răng, bạn cần đưa bé đến nha khoa để kiểm tra càng sớm càng tốt. Tuỳ vào mức độ và sức khỏe răng miệng của trẻ mà các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn giải pháp phù hợp nhất. Một số phương pháp phổ biến hiện nay có thể kể đến như sử dụng miếng chặn môi, má, bộ giữ khoảng tháo rời được, tiền chỉnh nha, chỉnh nha bằng mắc cài, hay phẫu thuật chỉnh hàm.

  • Luyện tập để bỏ thói quen xấu: Ngoài các phương pháp can thiệp khác từ chỉnh nha hay phẫu thuật, thì việc luyện tập để bỏ thói quen xấu hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị răng hô ở trẻ. 
  • Tiền chỉnh nha: đối với trẻ nhỏ, tiền chỉnh nha có thể được áp dụng để điều chỉnh sự phát triển của xương hàm và răng, ngăn ngừa tình trạng hô nặng hơn.
  • Chỉnh nha cho trẻbằng mắc cài: chỉnh nha bằng mắc cài là phương pháp phổ biến nhất để điều trị hô. Bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài để di chuyển răng về đúng vị trí, cân bằng hai hàm. Có thể sử dụng mắc cài tự buộc hoặc mắc cài truyền thống.
  • Phẫu thuật: trong trường hợp hô nghiêm trọng do sự phát triển không đồng đều của xương hàm, phẫu thuật chỉnh hình hàm có thể là lựa chọn cần thiết.

Khi tiến hành niềng răng để điều trị hô cho bé, một số lưu ý mà bố mẹ cần biết. Lựa chọn thời điểm niềng răng thích hợp giúp tối ưu hoá kết quả. Sự hợp tác của trẻ trong quá trình điều trị là yếu tố then chốt. Cha mẹ cần giải thích và động viên trẻ tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất. Việc tái khám định kỳ giúp bác sĩ theo dõi tiến trình điều trị và điều chỉnh kế hoạch điều trị kịp thời nếu cần thiết. 

Nhận biết sớm và điều trị kịp thời các dấu hiệu bị hô của bé không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ và chức năng răng miệng mà còn giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Bố mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường ở răng miệng của con và tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để có hướng điều trị phù hợp.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.