NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Dắt thức ăn dưới răng Implant – Nguyên nhân và cách khắc phục

Cấy ghép Implant đảm bảo sát khít với độ bền chắc cao, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bị dắt thức ăn dưới răng Implant gây khó chịu cho người dùng.

Phục hình răng Implant là phương pháp nha khoa được ứng dụng phổ biến trong các trường hợp mất răng vĩnh viễn. Răng Implant sau phục hình phải đảm bảo chức năng ăn nhai tốt, không gặp vấn đề gì về răng lợi tại vị trí phục hình.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị dắt thức ăn dưới răng Implant gây khó chịu cho người bệnh. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Nguyên nhân gây dắt thức ăn bên dưới phục hình Implant

Về cơ bản, răng Implant có cấu tạo tượng tự như một chiếc răng thật. Chân răng giả chính là trụ Implant được ghép trực tiếp trong xương hàm, bên trên là mão sứ có hình dáng và màu sắc hài hòa đạt thẩm mỹ cao.

Răng Implant có thể phục hình ngay sau khi nhổ răng (trồng răng tức thì) hoặc thực hiện sau một vài tháng mất răng. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu và sức khỏe răng miệng tổng quát ở từng người.

Phục hình răng Implant bền vững

Trường hợp cấy ghép răng Implant tức thì cho răng hàm thì Implant trong khoang miệng được đặt ở vị trí hơi lệch về phía xa khoảng mất răng. Đối với răng hàm lớn hàm dưới thì xu hướng đặt Implant vào chính huyệt ổ răng ở chân xa hơn. Chính việc đặt này sẽ tạo ra một vùng nướu không đều đặn ở bên dưới phục hình Implant.

Khi đó, vấn đề thường gặp nhất là bị dắt thức ăn dưới răng Implant. Đường viền phục hình bên dưới không tiếp xúc với lợi nên đọng thức ăn nhiều ở vị trí này khiến việc vệ sinh gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, cũng có một số vấn đề khác ảnh hưởng đến răng miệng như: răng thiếu thẩm mỹ, răng Implant không chạm khớp. Khi gờ bên ở vị trí bề mặt chụp răng hơi chếnh về phía gần, bác sĩ đặt lực cắn ở vị trí này thì khớp nối Abutment sẽ bị lỏng, cement bị phân rã hoặc tiêu xương,…

Vậy nên, bác sĩ sẽ cần phải thực hiện đạt Abutment và chụp tạm trong quá trình lợi điều chỉnh sau cấy Implant. Bác sĩ có thể thêm vào phục hình phía gần cho khít sát với lợi, sau đó thực hiện chụp răng mới.

Dắt thức ăn dưới răng Implant gây khó chịu cho người bệnh

2. Tác hại khi bị dắt thức ăn dưới răng Implant

Tình trạng nhồi nhét thức ăn ở đây là do mất tiếp xúc điểm, sự xoay của răng sứ trên Implant, răng đối diện nghiêng hoặc bị trồi, mất hoặc phục hình không có độ nhú lợi hoàn toàn giữa răng – Implant,…

Dắt thức ăn dưới răng Implant không thể tự làm sạch bằng cơ chế sinh học như dòng chảy của nước bọt, di chuyển lưỡi, lực cắn khớp, súc miệng mạnh,… thì sẽ khiến người bệnh cảm thấy vướng tức, khó chịu.

Đồng thời nó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh, tấn công vào nướu lợi gây viêm nhiễm. Khi đó răng Implant không còn bền vững trên cung hàm, răng cắm Implant bị lung lay, răng Implant bị vỡ, thậm chí làm hư hỏng các răng vĩnh viễn kế cận khi vi khuẩn lan rộng.

Dắt thức ăn gây hại cho răng miệng

3. Dắt thức ăn dưới răng Implant phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng dắt thức ăn dưới răng Implant thì bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân cụ thể của bệnh lý và đưa ra hướng điều trị, can thiệp tối thiểu nhất.

Dắt thức ăn thông thường giữa các kẽ răng thì cách đơn giản và hiệu quả nhất là dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn. Tuy nhiên, nếu bị dắt thức ăn dưới răng Implant và không thể làm sạch thì sẽ phải can thiệp điều trị.

  • Nếu điểm tiếp xúc giữa răng Implant và răng thật bị thay đổi theo thời gian thì cần tháo răng Implant và đặt thêm sức ở tiếp xúc. Hoặc hàn thêm tiếp xúc bên phía răng thật.
  • Trường hợp bệnh nhân có kiểu hình lợi mỏng, nhú lợi không kín thì cần sử dụng Abutment cá nhân hóa để kiểm soát nhú lợi thay vì sử dụng Abutment làm sẵn.
  • Tình trạng tiêu xương hàm xung quanh Implant sẽ cần tháo Implant để cấy ghép xương hàm trước khi phục hình lại.
  • Nếu khớp cắn lộn xộn thì bác sĩ cần có kế hoạch tái lập lại trước khi cấy ghép Implant. Có thể dựng trục răng nghiêng đổ, đánh lún răng trồi.

Xem thêm: Cấy Implant có chụp MRI được không?

Khắc phục dắt thức ăn ở bên dưới phục hình Implant

Để đảm bảo cấy ghép Implant thành công, tránh xa tình trạng bị dắt thức ăn dưới răng Implant thì ngay từ đầu bạn nên cân nhắc kỹ nha khoa uy tín để thực hiện. Bác sĩ cấy ghép Implant đúng quy trình, đúng kỹ thuật và đảm bảo các điều kiện về trang thiết bị nha khoa thì răng Implant sẽ bền chắc lâu dài.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube