Có thể trồng răng khi còn chân răng được không?
Có nhiều trường hợp bị gãy vỡ răng nhưng vẫn còn sót chân răng trên cung hàm. Vậy có thể trồng răng khi còn chân răng được không.
Răng bị gãy vỡ làm giảm các chức năng ban đầu như chức năng ăn nhai khó khăn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt, vì vậy nhiều người muốn phục hồi răng nhưng không biết trồng răng khi còn chân răng được không. Theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để tìm được đáp án nhé!
1. Có thể trồng răng khi còn chân răng được không?
Răng là một bộ phận trên cơ thể con người, một khi đã bị tổn thương thì chúng không có khả năng tự lành lại. Đặc biệt là các trường hợp gãy vỡ răng sẽ không thể hồi phục như ban đầu buộc bạn phải thực hiện các phương pháp nha khoa để trồng lại răng. Vậy có thể trồng răng khi còn chân răng được không?
Với mức độ tổn thương khác nhau, chân răng có thể còn nhiều hoặc ít trên cung hàm, dựa vào đó bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phương pháp trồng răng khi còn chân răng hiệu quả nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng:
- Tai nạn: Răng có thể bị mất hoàn toàn hoặc gãy một phần răng do tai nạn giao thông, lao động, hoặc té ngã khi vui chơi.
- Răng thiếu canxi: Một chế độ ăn uống thiếu canxi có thể là nguyên nhân khiến răng bị yếu và dễ gãy vỡ, hoặc răng bị thiếu canxi bẩm sinh cũng sẽ dễ bị tổn thương hơn.
- Bệnh lý răng miệng: Các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy,… nếu không được điều trị kịp thời sẽ phá hủy cấu trúc răng, khiến răng suy yếu, gãy vỡ và có nguy cơ mất răng.
2. Trồng răng khi còn chân răng bằng phương pháp nào?
Để thực hiện các phương pháp trồng răng khi còn chân răng, tại nha khoa sẽ phân chia theo các tình trạng chân răng ngắn hoặc dài.
2.1 Trồng răng trong trường hợp chân răng dài
Khi đến nha khoa thăm khám, bác sĩ sẽ xác định tình trạng răng của bạn, từ đó đưa ra phương pháp trồng răng phù hợp nhất.
Khi răng bị mẻ ít vẫn còn phần lớn chân răng thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp hàn trám răng hoặc bọc răng sứ.
Hàn trám răng
Phương pháp này sẽ được thực hiện nếu răng gãy vỡ chưa tổn thương đến tủy. Bác sĩ sẽ thực hiện hàn trám răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng Composite, chất trám có màu sắc tương tự răng và được tạo hình chuẩn xác với phần răng bị mất.
Trám răng là kỹ thuật đơn giản nên quá trình khá nhanh chóng, chỉ mất từ 15 đến 20 phút là đã hoàn tất và bạn có lại được chiếc răng như ban đầu. Tuy nhiên, vật liệu hàn trám chỉ có thể duy trì trên răng từ 3 – 5 năm và không có khả năng chịu lực ăn nhai lớn.
Bọc răng sứ cho răng vỡ
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong trường hợp trồng răng khi còn chân răng bởi tính thẩm mỹ cao và độ bền có thể lên đến 20 năm.
Đặc biệt hơn, phương pháp này là lựa chọn tối ưu cho tình trạng còn chân răng nhưng phải điều trị tủy răng, nó giúp bảo tồn răng chữa tủy lâu dài trên cung hàm.
Khi thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ sẽ phải mài cùi răng, nhưng bạn không cần lo lắng bởi bác sĩ đã tính toán chuẩn xác tỷ lệ mài thích hợp nhất vừa không làm tổn thương tới cấu trúc răng vừa có thể lắp răng sứđều đẹp. Thông thường tỷ lệ mài cùi răng sứ sẽ không vượt quá 2mm và hơn nữa thời gian phục hồi răng cũng khá nhanh, chỉ mất có 2 ngày là hoàn tất quá trình bọc răng sứ.
Xem thêm: Trồng răng khểnh – Xu hướng làm răng thẩm mỹ HOT không bao giờ lỗi thời
2.2 Trồng răng trong trường hợp chân răng ngắn
Trong trường hợp còn chân răng nhưng quá ngắn, nằm sát lợi thì không thể thực hiện được 2 phương pháp hàn trám và bọc răng sứ. Khi đó phải nhổ chân răng và việc trồng răng không có chân răng sẽ được thực hiện bằng các phương pháp cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Nhưng trước hết bác sĩ sẽ phải tiến hành nhổ bỏ chân răng còn sót đó đi.
Cầu răng sứ
Phương pháp này cũng thực hiện bọc mão sứ nhưng không giống với phương pháp bọc răng sứ ở trên. Lúc này, chân răng đã không còn nên không có cùi răng làm trụ nâng đỡ mão răng sứ, bác sĩ sẽ thực hiện mài 2 cùi răng bên cạnh để tạo 2 trụ để làm điểm tựa cho 3 mão răng sứ, mão răng ở giữa sẽ thay thế cho chiếc răng bị mất.
Với cầu răng sứ, bạn sẽ được khôi phục răng trắng sáng, thẳng đều, không còn lo về khả năng ăn nhai và độ bền của nó. Tuy nhiên phương pháp này có một nhược điểm khá lớn là sau một thời gian sử dụng xương hàm sẽ bị tiêu biến, làm tụt lợi và gây biến dạng khuôn mặt nên rất thiếu thẩm mỹ.
Lưu ý, phương pháp cầu răng sứ chỉ được thực hiện khi 2 răng bên cạnh khỏe mạnh, không mắc bệnh lý răng miệng, đặc biệt trong trường hợp mất nhiều răng sẽ không thể thể làm cầu răng sứ.
Cấy ghép Implant
Đây là phương pháp phục hình răng hiện đại nhất hiện nay, nó hoàn toàn không gặp phải tình trạng tiêu xương hàm như làm cầu răng sứ.
Khi tiến hành trồng răng Implant, bác sĩ sẽ cấy trực tiếp trụ Implant vào xương hàm để thay thế chân răng đã bị mất, tiếp đến là gắn khớp nối Abutment và cuối cùng là bọc mão răng sứ lên trên. Với một chiếc răng sứ có cấu tạo y hệt răng thật sẽ đảm bảo độ thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của hàm răng. Hơn nữa, tuổi thọ của răng Implant cũng cao hơn rất nhiều so với cầu răng sứ, có trường hợp sử dụng được suốt đời.
Phương pháp này có thể thực hiện phục hồi một chiếc răng, nhiều răng trên cung hàm hoặc thậm chí là cả hàm răng mà vẫn đảm bảo được các chức năng và độ bền chắc của nó.
Tuy nhiên kỹ thuật này lại khá phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện có tay nghề cao và kết hợp với công nghệ nha khoa hiện đại. Vì vậy, bạn cần lựa chọn cho mình một địa chỉ trồng răng uy tín để thực hiện phục hình răng an toàn và hiệu quả.
Xem thêm: Nên làm răng giả tháo lắp hay cố định khi mất răng vĩnh viễn?
Như vậy, có thể trồng răng khi còn chân răng bằng nhiều phương pháp nha khoa như bọc răng sứ, trồng răng Implant. Và để trồng răng hiệu quả thì bạn cần đến nha khoa trồng răng uy tín để bạn lấy lại hàm răng trắng đều cùng với nụ cười tự tin. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào thì hãy gọi đến số hotline 0963 333 844 hoặc để lại tin nhắn qua hộp chat bên trái để được các bác sĩ Nha khoa Trẻ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa