NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Có thai trong quá trình niềng răng có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không?

Theo nguyên tắc thì có thai trong quá trình niềng răng không gây ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi. Nhưng mẹ vẫn cần đặc biệt lưu ý khi niềng để đảm bảo an toàn cho mình.

Quá trình niềng răng sẽ cần thực hiện chụp X-quang răng, nhổ răng, tách kẽ, siết răng hay điều chỉnh những sai lệch trên răng. Đây chính là điều khiến nhiều người băn khoăn có nên niềng răng khi mang thai không hay có thai trong quá trình niềng răng thì có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn.

Có thai trong quá trình niềng răng có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không?

1. Niềng răng là gì?

Niềng răng là giải pháp nha khoa giúp khắc phục các khiếm khuyết trên răng như răng hô vẩu, móm, lệch lạc hay khấp khểnh. Từ đó, bạn sẽ lấy lại được hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn với cụ cười rạng rỡ nhất.

Để niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài, dây cung hoặc máng niềng răng trong suốt để tạo lực siết trên răng dần dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ phải tái khám thường xuyên để điều chỉnh lực siết trên răng cũng như thực hiện một số kỹ thuật hỗ trợ khác để đảm bảo đạt kết quả như mong muốn.

Niềng răng là một quá trình dài thường diễn ra trong khoảng 18 – 24 tháng, những trường hợp răng khó và phức tạp thì có thể lên tới 36 tháng. Trong quá trình này, có nhiều trường hợp chị em phụ nữ phát hiện ra mình đang mang thai. Vậy có thai trong quá trình niềng răng có tiếp tục niềng được không hay nó có gây ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi không?

Niềng răng tại nha khoa nhằm khắc phục các khuyết điểm trên răng

2. Có thai trong quá trình niềng răng có ảnh hưởng gì không?

Theo các chuyên gia, việc có thai trong quá trình niềng răng là điều rất bình thường và bạn vẫn có thể tiếp tục quá trình niềng răng chỉnh nha của mình. Tuy nhiên, giai đoạn này cơ thể của người phụ nữ khá nhạy cảm, nên dù can thiệp kỹ thuật nha khoa nào cũng cần xem xét kỹ lưỡng, ưu tiên đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì những chỉ định nhổ răng, chụp X-quang cần được cân nhắc kỹ.

Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ phải thường xuyên đến tái khám tại nha khoa để điều chỉnh lực siết trên dây cung. Lúc này có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày vì không quen với mắc cài kim loại trên răng. Nhưng nếu bạn sử dụng máng niềng răng trong suốt chỉnh nha thì nó sẽ hạn chế được việc ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của người mẹ, từ đó thai nhi sẽ được hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng và phát triển bình thường.

Theo nguyên tắc thì có thai trong quá trình niềng răng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhưng mẹ vẫn cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện niềng răng để đảm bảo an toàn cho mình.

Xem thêm: [Giải đáp] Bị nghiến răng có niềng răng được không?

                     Niềng răng có ảnh hưởng đến phát âm không và ảnh hưởng như nào?

Vẫn có thể niềng răng khi mang thai và không gây ảnh hưởng gì

3. Mang thai khi niềng răng cần lưu ý những gì?

  • Nếu bạn có thai trong quá trình niềng răng hoặc chỉ nghi ngờ mang thai thì hãy thông báo với bác sĩ để có được phương án niềng răng, gắn khí cụ,… phù hợp nhất.
  • Nếu cảm thấy khó chịu khi niềng răng thì mẹ bầu có thể đề nghị bác sĩ tháo bớt khí cụ để dễ dàng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
  • Đối với những trường hợp thai phụ có sức khỏe không tốt, ốm nghén nặng, sự phát triển của thai nhi không ổn định thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định tạm dừng điều trị chỉnh nha, giảm lực siết hoặc tháo mắc cài để mẹ bầu điều dưỡng sức khỏe của mình.
  • Trường hợp có thai trong quá trình niềng răng nhưng sức khỏe người mẹ và thai nhi đều ổn định thì vẫn có thể tiếp tục niềng răng nhưng cần lưu ý đến vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng, hạn chế dùng thuốc,…
  • Đối với các kỹ thuật như chụp X-quang răng, nhổ răng hay siết lực mạnh thì nên hạn chế thực hiện, có thể lùi lịch nhổ răng sau 3 tháng đầu thai kỳ.
Nên tránh chụp X-quang khi mang thai
  • Trong quá trình mang thai, nướu lợi trở nên nhạy cảm do thay đổi hormone, do đó nếu có thai trong quá trình niềng răng cũng đặc biệt quan tâm đến sức khỏe răng lợi.
  • Vào giai đoạn cuối thai kỳ thì bạn có thể yêu cầu bác sĩ tháo tạm mắc cài và chuyển sang giai đoạn đeo hàm duy trì. Đây là yêu cầu hoàn toàn chính đáng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Sau khi sinh xong, sức khỏe ổn định trở lại thì bạn có thể gắn mắc cài và tiếp tục quá trình chỉnh nha của mình.

Trên đây là những thông tin về việc có thai trong quá trình niềng răng mà Nha khoa Trẻ muốn chia sẻ đến bạn. Nếu vẫn còn băn khoăn về bất cứ vấn đề liên quan nào khác thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

NHA KHOA TRE – NHA KHOA CHUYỂN ĐỔI SỐ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Trang web: https://nhakhoatre.com/

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.